Gọi chè Dung là đặc sản của đất Quỳnh Lưu – Nghệ An, nhưng trên thực tế chè Dung chỉ có ở một số xã miền núi của huyện Quỳnh Lưu. Chè Dung không ai trồng, nó mọc tự nhiên trên rừng và phải đi vào khá sâu mới hái được.
Chè Dung có thể uống khi đang còn tươi hoặc khi phơi khô, vì thế nhiều người ở xa ngang qua Quỳnh Lưu vẫn hay mua để làm nước uống dần.Còn nếu đây là lần đầu tiên bạn biết đến chè Dung, thì ngay từ khi bạn nhìn thấy tách chè Dung đã pha, bạn sẽ ngạc nhiên với sắc nước vàng sóng sánh tuyệt đẹp. Nhấp một ngụm chè Dung ấm nóng, bạn sẽ ngạc nhiên hơn vì vị ngọt mát, thanh thao khiến bạn cảm thấy dễ chịu vô cùng.Chè dung còn gọi là “chè lang”, “chè dại”, “duối gia”. Có tên khoa học là Syplocos racemosa Roxb., họ Dung (Symplocaceae).
Cây chè dung là loại cây nhỏ, cao 1,5-2m, nhưng có thể cao 4-5m hay 8-9m (nếu để lâu không bị đốn chặt). Lá mọc so le, cuống ngắn, hình trứng thuôn dài, phía cuống hẹp lại, phiến lá dài 9-15cm, rộng 3-6cm, mép có răng cưa ngắn, thưa, mặt nhẵn, khi khô có màu vàng xanh hay vàng nâu. Hoa nhiều, màu trắng hay vàng lục nhạt, mọc thành chùm ở nách lá hay ở đầu cành. Cuống hoa ngắn, trên mặt có phủ lông mịn. Hoa có mùi thơm, nên ong rất thích. Quả hạch ăn được, hình thuôn dài, dài 6-10mm, trên đỉnh có phiến đài, thịt quả màu tím đỏ. Hạt thường đơn độc, màu nâu. chè dung tốt cho sức khỏe .
Từ xưa, dân gian thường dùng lá dung làm chè uống, giúp tiêu cơm, chữa đau bụng, ỉa chảy. Một số nơi, người ta dùng vỏ thân hay vỏ rễ với cùng tác dụng. Thường bóc vỏ về, phơi hay sấy khô, để dùng dần. Vỏ mềm, dễ gẫy vụn, màu vàng nâu nhạt, khi cắt ngang giữa lớp bần và lớp mô vỏ có một lớp màu đỏ, chứa một chất màu đỏ. Ngoài dùng làm thuốc, dân gian còn dùng để nhuộm vải, sau đó nhuộm cánh kiến đỏ cho có màu đỏ.
Về phương diện tác dụng chữa bệnh:
Cũng theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi: Một số năm trước Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng dựa vào kinh nghiệm dân gian đã dùng nước sắc và xirô lá dung chữa đau dạ dày có tăng toan, kết quả tốt. Liều dùng cho người lớn mỗi ngày 15-30g lá khô.
Tại Ấn Độ người ta dùng vỏ sắc uống chữa đau bụng, đau mắt và rửa vết loét, rong kinh do tử cung bị nhiễm trùng, tiểu tiện ra dưỡng chấp. Liều dùng: Mỗi ngày uống 3-4 lần, mỗi lần uống 3-4g, dưới dạng bột hay thuốc sắc.
Nói tóm lại, theo kinh nghiệm dân gian, chè lá dung có tác dụng tiêu cơm (tăng cường tiêu hóa), chữa đau bụng, ỉa chảy. Những năm gần đây còn phát hiện tác dụng chữa đau dạ dày – thể tăng toan (độ acid của dịch vị tăng cao). Đó là điều đã được ghi chép trong sách thuốc hoặc chứng minh trên lâm sàng.
+ Công dụng chủ yếu của chè dung là chữa dạ dày
+ Chữa đau bụng, đau mắt, rữa vết loét, rong kinh do tử cung bị nhiễm trùng
+ Tăng cường tiêu hóa, chữa đau bụng ỉa chảy.
+ Làm mau lành vết thương, tăng cường sức khỏe
+ Giúp tiêu hóa tốt cho mọi người
+ Hỗ trợ điều trị đau dạ dày tá tràng, có thể làm dịu cơn đói bùng
+ Ngoài ra chè dung còn có công dụng thông huyết, giảm đau xương khớp,.. có thể dùng nước chè dung gội đầu, làm mịn tóc chữa bệnh nấm tóc
+ Chè dung còn cóc tác dụng làm đẹp da, tác dụng tốt cho các phụ nữ
chè dung được sử dụng để uống hàng ngày và chữa đau dạ dày với liều dùng khoảng từ 20-30g pha với 2 lít nước , uống thay nước hàng ngày, có thể tùy dùng theo từng người, có người uống chè dung đậm hơn thì dùng lượng cao hơn vì chè dung không có tác dụng phụ nên mọi người có thể sử dụng với lượng lớn hơn từ 40-60g/1 ngày
để có một cốc chè dung ngon màu sắc bắt mắt vàng sóng sánh đầu Tiên là việc chọn chè lá dày nhỏ thường thì lấy là vào tháng 8-12 là tốt tại vì các tháng đó chè dung để lại tinh túy nhất và nhiều chất nhất trên lá chè dung, nhìn chè dung có màu vàng, chè dung chọn những lá không quá già cũng không quá non, nếu ta chọn lá chè dung non quá thì khi pha nước chè dung sẽ nhanh bị thiu, còn nếu già quá thì chè dung không được vị ngon ngọt mà chuyển sang vị hơi đắng , tốt nhất là chọn chè dung vào tháng 9 đến tháng 11 .
Các bệnh viện trong nước cũng đã tổ chức nghiên cứu các dược tính cũng như tác dụng của lá dung như :
Theo tài liệu nước ngoài, trong y học dân gian Ấn Độ, vỏ dung dưới dạng bột trộn với mật ong với liều mỗi lần 1-2g uống chữa tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh gan, viêm kết mạc. Một bài thuốc gồm vỏ cây dung, hồ tiêu, tất bát, đàn hương, bạch hoa xà, củ gấu và một số dược liệu khác được bào chế thành một đồ uống lên men có tác dụng kiềm chế chứng nghiện rượu.
? Hàng mới về!!! ? Trà Phổ Nhĩ Sống Băng Đảo 8 năm- 357G ? Ngày xuất xưởng: 26/05/2014 ?…
? HỘP QUÀ TRÀ PHỔ NHĨ QUÝT ? Năm nay CHÈ DUY THỊNH cho ra mắt mẫu hộp quà tặng…
Tiểu Chủng Hồng Trà là loại thượng hạng của Hồng Trà (gọi theo phương tây thì Hồng Trà là Blacktea…
Lá Xông Giải Cảm Cúm - Tăng Sức Đề Kháng, phòng chống bệnh covid, chữa F0 và F1 hiệu quả…
Được thu hái từ những cây trà cổ thụ Tà Xùa 400 năm tuổi. Và là những búp trà sương…
Thật đáng kinh ngạc, cả một rừng chè shan tuyết cổ thụ, đã được biết đến vài chục năm nay…