Từ độ cao trung bình 1.371m của Suối Giàng nhìn xuống thung lũng Nghĩa Lộ – Văn Chấn kéo dài hàng chục cây số đang ửng vàng sắc lúa, rồi nhìn lên đỉnh Chông Páo Mùa chìm trong mây, càng thấm thía cái tên Suối Giàng – miền thượng giới, bởi trong tiếng Mông, Giàng chính là Trời. Và những cây chè cổ thụ này chính là báu vật của miền trời ban tặng riêng cho Suối Giàng.
Cổ nhân có câu:
“danh sơn xuất danh trà”
nghĩa là những vùng núi nổi tiếng thường sinh ra những loại trà nổi tiếng. Ở những vùng núi cao từ 800-1800m phía bắc Việt Nam có một danh trà với cái tên rất đặc biệt là Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng.
Dù đã từng nhìn thấy những cây chè ấy trên ảnh, trong phim, nhưng khi tới xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, Yên Bái) áp tay lên lớp địa y phủ mốc thếch trên thân cây chè cổ thụ gân guốc chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ. Xưa nay nói đến cây chè, ai cũng hình dung những đồi chè lúp xúp trên những bình nguyên, không thể tin có những cây chè cao hàng chục mét và thân rộng cả vòng tay ôm như thế này.
Những cây chè ở “miền trời” cứ mê hoặc dẫn dụ chúng tôi đi, từ bản Giàng A đến Giàng B qua Pang Cáng, đến Tập Lăng. Hơn 8 vạn cây chè cổ tập trung thành một quần thể rộng lớn chưa từng có ở bất cứ đâu. Nếu nói về những cây chè có thân to, chúng tôi đã gặp ở Sín Chải, Lao Chải, Cao Bồ… (thuộc huyện Vị Xuyên, Hà Giang) nhưng tập trung quần tụ sum vầy làm nên một miền chè cổ thụ kỳ thú như thế này có lẽ Suối Giàng là nơi duy nhất.
Xem thêm:
Hướng dẫn sử dụng TRÀ SUỐI GIÀNG
Phân biệt TRÀ SUỐI GIÀNG chính hiệu
Quy trình sản xuất CHÈ SUỐI GIÀNG
Đưa chúng tôi ra hội trường ủy ban xã, treo trang trọng phía góc phải của hội trường là tấm hình một cây chè “thủy tổ” với thân chè to bằng hai vòng tay ôm. Và hai người ôm cây chè trong tấm hình lịch sử này là Phó thủ tướng Phạm Hùng và Bộ trưởng Bộ Nội thương Nguyễn Thanh Bình chụp vào ngày 9-9-1962.
Video khám phá vùng trà cổ thụ suối giàng
Trong tấm hình đen trắng được chụp từ nửa thế kỷ trước là hình ảnh một “lão trà” đại cổ thụ cao hơn 10m và tầm phủ tán rộng hàng chục mét vuông. Khi chúng tôi đề nghị được đến thăm cây chè trong ảnh, anh Sổng A Nủ nói rằng cây chè đó đã chết vì bị mối đục thân từ mấy năm trước và chủ nhân cây chè đã bổ nó ra làm củi! Cây chè trong tấm hình đã bị đốn thì giờ đây người Suối Giàng vẫn có một cây chè khác để tôn làm cây chè tổ, hằng năm có lễ cúng nghiêm cẩn với thần chè, như người miền xuôi cúng thần lúa vậy!
Chính rừng chè shan tuyết cổ thụ này đã mê hoặc một chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu chè của thế giới, viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ), ông M.K Djemukhatze từ những năm 1960. Hình ảnh rừng chè cổ thụ mênh mông độc nhất vô nhị trên thế giới đã khiến ông dành nhiều tâm sức với cây chè Suối Giàng để cho ra đời một chuyên khảo công phu về chè Việt sau cả chục năm trời đi đi về về với Suối Giàng.
Trong sổ lưu niệm ở xã Suối Giàng còn ghi lại cảm tưởng của Djemukhatze về cây chè và vị chè kỳ diệu ở đây:
“Tôi đã đi qua 120 nước có cây chè trên thế giới nhưng chưa thấy ở đâu có cây chè lâu năm như ở Suối Giàng, phải chăng đây là nơi phát tích của cây chè? Chè ở đây độc đáo, trong bát nước chè xanh có đủ 18 vị đầu đẳng của chè thế giới”.
Không dừng lại ở những cảm xúc nồng nhiệt ban đầu dành cho cây chè Suối Giàng, bằng những thực nghiệm khoa học, dựa trên “thuyết tiến hóa” của nhà bác học Darwin, Djemukhatze đã có các kết quả thực nghiệm về sự hình thành và tích lũy catechin (tinh chất chè xanh) trong cây chè hoang dã ở Suối Giàng, đối chiếu với các vùng chè khác trên thế giới để cho ra một kết quả bất ngờ và đầy thuyết phục.
Sơ đồ tiến hóa hóa sinh của cây chè thế giới được M.K. Djemukhatze đưa ra là: Camelia → Thea wetnamica (chè VN) → Thea fuinamica (chè Vân Nam lá to) → Thea sinensis (chè Trung Quốc lá nhỏ) → Thea assamica (chè Assam Ấn Độ). Với chiết xuất catechin từ các mẫu chè cổ của VN (mà cụ thể là ở Suối Giàng) viện sĩ Djemukhatze đã đề xuất tên khoa học mới cho cây chè là Thea wetnamica (chè gốc VN) thay cho tên khoa học Thea sinensis (chè gốc Trung Hoa).
“Chè chốt”
Ông Ngô Viết Thành kể rằng: Trong những năm chiến tranh biên giới phía Bắc, lính của ta trên các cao điểm đã phát hiện những cây chè cổ thụ này. Những phút “hưu chiến” giữa các trận đánh, anh em hái những chồi búp của giống chè shan tuyết cổ thụ quanh năm dầm trong sương giá, có lẽ chưa bao giờ biết tới hơi người, mọc quanh cao điểm rồi rang sao lên, vừa làm thức uống cho mình, vừa dành dụm gửi về làm quà cho bạn bè, gia đình ở quê. Vì chè được làm ra trên các chốt cao điểm nên quen gọi là “chè chốt” hay “chè lính”.
Về sản phẩm trà suối giàng 1 búp 2 lá: Được thu hái trên những cây trà 100 năm tuổi trở lên, hái đúng tiêu chuẩn 1 búp 2 lá của ngành trà.
Đóng gói: Được đóng gói trong những túi bóng bạc có hút hoặc không hút chân không.
HSD: 2 năm kể từ ngày sản xuất.
Nguồn: Việt Bắc, Ảnh Cao Sơn, Yên Bái – Trải Nghiệm Hành Trình Di Sản
? Hàng mới về!!! ? Trà Phổ Nhĩ Sống Băng Đảo 8 năm- 357G ? Ngày xuất xưởng: 26/05/2014 ?…
? HỘP QUÀ TRÀ PHỔ NHĨ QUÝT ? Năm nay CHÈ DUY THỊNH cho ra mắt mẫu hộp quà tặng…
Tiểu Chủng Hồng Trà là loại thượng hạng của Hồng Trà (gọi theo phương tây thì Hồng Trà là Blacktea…
Lá Xông Giải Cảm Cúm - Tăng Sức Đề Kháng, phòng chống bệnh covid, chữa F0 và F1 hiệu quả…
Được thu hái từ những cây trà cổ thụ Tà Xùa 400 năm tuổi. Và là những búp trà sương…
Thật đáng kinh ngạc, cả một rừng chè shan tuyết cổ thụ, đã được biết đến vài chục năm nay…