Chúng ta thường có thói quen nghe nói một sản phẩm nào tốt cho sức khỏe thì dùng ngay nhưng hiếm khi tìm hiểu xem sản phẩm đó có nguồn gốc thế nào và tốt ra sao. Trà Ô Long đang thịnh hành tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.Người xưa có câu: “Khách đến nhà không trà thì bánh”. Từ ngàn xưa, uống trà không những được xem như là thú chơi tao nhã mà còn là thức uống dùng để đãi khách.
Chúng ta thường nhầm lẫn các loại trà xanh, trà trắng, trà đen hay trà đỏ (còn gọi là trà Ô Long) là từ nhiều giống trà riêng biệt. Nhưng kỳ thật, tất cả đều “cùng một mẹ”. Cây trà (hay còn gọi là cây chè) có tên khoa học là Camellia Sinensis, thuộc họ chè Theaceae. Cây trà Camellia có nguồn gốc ở Đông Nam Á nhưng ngày nay được trồng phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka và Kenya hiện là những nước trồng trà nhiều nhất. Tại Việt Nam, cây trà (chè) được trồng nhiều nhất ở Thái Nguyên, Yên Bái, Lâm Đồng.
Các loại trà phổ biến hiện nay bao gồm trà xanh, trà trắng, trà đen và trà đỏ (Ô Long). Do mức độ ôxy hóa khác nhau (quá trình lên men khác nhau) và chế biến sẽ tạo nên những hương vị và tác dụng khác nhau, tương ứng với các tên gọi phổ biến như trên.
Trà xanh hay còn gọi là lục trà, là loại nguyên thủy. Sau khi hấp, trà được sấy khô và không lên men. Trong khi đó, trà trắng, tên gọi khác là bạch trà, lại được hấp ngay sau khi hái rồi sấy khô để chống lại sự lên men. Vì vậy, bạch trà được xem là loại thuần khiết nhất. Điểm nổi bật của bạch trà là khi pha nước, trà vẫn có màu trắng nên được gọi là bạch trà. Hồng trà, chính là trà đen được ưa chuộng ở phương Tây, lại được lên men hoàn toàn trước khi sấy khô.
Trong những loại trà kể trên, trà đỏ (trà Ô long) đứng riêng biệt, tạo nên một điểm nhấn thú vị với quy trình bán lên men, tức lên men không hoàn toàn. Chính sự lên men “nửa mùa” cộng với độ khéo léo, chuẩn xác của quy trình chế biến khác nhau sẽ cho ra nhiều chủng trà Ô Long đa dạng có hương vị độc đáo và tinh túy.
Hiểu một cách đơn giản, trà ô long chính là trà xanh được trải qua một quá trình chế biến bán lên men mà thành. Chính vì thế, cũng như các loại khác, trà ô long cũng được trồng ở những vùng núi đồi trên khắp Việt Nam mà chủ yếu là tại Thái Nguyên, Mộc Châu, Yên Bái hay Lâm Đồng.
Để sản xuất được trà ô long, người ta phải tuyển chọn kỹ lưỡng từ những búp trà xanh chất lượng. Trà phải được hái bằng tay, đảm bảo mỗi nhánh phải còn đủ một nụ và hai lá non trên búp. Sau đó, những đọt trà non sẽ được mang đi làm héo, và làm héo liên tục với quá trình chế biến nhiệt để tạo nên đặc trưng của trà ô long. Chính nhờ phương pháp bán lên men độc đáo này, trà ô Long dù không sử dụng hương hay bất cứ phụ gia nào trong chế biến vẫn cho ra hương vị thanh khiết rất riêng và mang nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Quy trình lên men độc đáo để tạo ra sản phẩm trà Ô Long không làm mất đi các giá trị dinh dưỡng vốn có của cây trà mà ngược lại, còn mang đến những giá trị cộng thêm bất ngờ cho sức khỏe người dùng. Ngoài việc được xem là bạn tốt của những người muốn giảm cân, trà Ô Long còn có các tác dụng giảm nguy cơ bệnh ung thư, sâu răng, loãng xương và các bệnh về tim mạch. Trà Ô Long cũng được dùng để hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, giảm nồng độ cholesterol, dị ứng da và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Trà ô long được nhiều người biết đến nhờ những tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Quá trình bán lên men giúp trà ô long vẫn giữ được hàm lượng Polyphenol, một chất làm tăng cường hoạt động của enzym SOD (superoxide dismutase), giúp ngăn ngừa các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hơn nữa, những thành phần tự nhiên trong lá trà ô long có khả năng làm chậm tiến trình lão hóa, giảm sự hình thành của tàn nhang và những nếp nhăn.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trà ô long có tác dụng kích hoạt sự trao đổi chất cơ bản. Quy trình trao đổi chất cơ bản tạo ra năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì các chức năng quan trọng. Chất polyphenol trong trà có tác dụng khử các oxy hoạt tính, một loại oxy có hại tự sản sinh trong có thể. Một cơ thể với quy trình trao đổi chất tốt và có lượng oxy hoạt tính ở mức tối thiểu sẽ phòng chống được các căn bệnh như ung thư, tiểu đường, xơ vữa động mạch, tim mạch…
Ngoài Trà Ô Long (Cao Sơn) rất phổ biến, các bạn cũng có thể tìm thấy vài loại trà Ô Long khác tại Việt Nam là Thiết Quan Âm hoặc Đại Hồng Bào.Trà Ô Long Nhân Sâm là loại trà Ô Long được tăng dược tính và hương vị bằng cách trộn với hỗn hợp các vị thảo mộc khác như nhân sâm, cam thảo, hoa mộc…Thêm loại Ô Long Sữa…
Đóng gói và giá thành
Bạn đang tìm kiếm một sản phẩm vừa tiện nghi, vừa sang trọng để nâng tầm không gian sống? Bàn…
? Hàng mới về!!! ? Trà Phổ Nhĩ Sống Băng Đảo 8 năm- 357G ? Ngày xuất xưởng: 26/05/2014 ?…
? HỘP QUÀ TRÀ PHỔ NHĨ QUÝT ? Năm nay CHÈ DUY THỊNH cho ra mắt mẫu hộp quà tặng…
Tiểu Chủng Hồng Trà là loại thượng hạng của Hồng Trà (gọi theo phương tây thì Hồng Trà là Blacktea…
Lá Xông Giải Cảm Cúm - Tăng Sức Đề Kháng, phòng chống bệnh covid, chữa F0 và F1 hiệu quả…
Được thu hái từ những cây trà cổ thụ Tà Xùa 400 năm tuổi. Và là những búp trà sương…