Diệp hạ châu đắng còn có tên gọi khác là “chó đẻ răng cưa”, chúng được coi như một loài thuốc quý, vị đắng, tính mát, có khả năng chữa được khá nhiều bệnh như: lợi mật, khôi phục chức năng gan, điều hòa huyết áp trong cơ thể…
Diệp hạ châu đắng còn có tên gọi khác là “chó đẻ răng cưa”, chúng được coi như một loài thuốc quý, vị đắng, tính mát, có khả năng chữa được khá nhiều bệnh như: lợi mật, khôi phục chức năng gan, điều hòa huyết áp trong cơ thể…
Diệp hạ châu đẳng có tên khoa học là phyllanthus urinaria L, họ dầu Euphorbiaceae. Chúng có thân thẳng đứng, nhẵn, lá mọc sole, phần lá khá thon, chiều dài của lá từ 5-15mm, bề rộng từ 2-5mm. Diệp hạ châu mọc hàng năm, trên các lề đường, đồi, núi, bìa rừng, ven sông, tại các khu đất ẩm, khu đất hoang, thường mọc xen lẫn với cỏ dại…. Dù là dễ tìm, dễ thấy, dễ bắt gặp nhưng loài cây này lại chứa rất nhiều dược tính rất tốt cho sức khỏe.
Diệp hạ châu đắng có vị đắng hơi ngọt, tính mát, thường kết hợp với các vị thuốc khác. Dùng tươi hay khô đều được nhưng khi phơi, sấy khô thì để được lâu hơn, sử dụng trong thời gian dài hơn.Diệp hạ châu được dùng làm thuốc từ 2000 năm nay. Theo Trung Quốc Cao Đẳng Thực Vật Đồ Giám Bản (1972), Diệp hạ châu có tác dụng thanh can minh mục (mát gan sáng mắt), lợi thủy (trị phù ứ nước), giải độc tiêu tích (ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng). Dựa vào các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng như kinh nghiệm của nhiều dân tộc trên thế giới, có thể tóm tắt một số công dụng chính của Diệp hạ châu như sau.
Trà diệp hạ châu được chia làm 2 loại:
1. Diệp hạ châu đắng hay còn gọi diệp hạ châu xanh:Có tên khoa học là Phyllanthus niruri, thân cây có màu xanh tươi, cành ngắn, rất ít phân nhánh, phiến lá có màu xanh nhạt, ngắn và mỏng hơn cây chó đẻ thân đỏ. Khi nhai có vị đắng nên trong đông y được gọi là cây diệp hạ châu đắng. Đây là loài có dược tính mạnh nhất, khi nói về cây chó đẻ hay diệp hạ châu thì mọi người hầu như muốn nhắc đến loài này.
2. Diệp hạ châu Ngọt hay còn gọi diệp hạ châu đỏ: Cây chó đẻ thân đỏ (diệp hạ châu ngọt) tên khoa học là Phyllanthus urinaria: Thân cây có màu hanh đỏ và màu thường đậm nơi gốc cành, phân nhánh rất nhiều, phiến lá có màu xanh hơi đậm, dài và dày hơn cây chó đẻ thân xanh. Khi nhai có vị ngọt nên trong đông y được gọi là cây diệp hạ châu ngọt. Loài cây này được khai thác trong tự nhiên để làm thuốc nhưng dược tính không mạnh bằng cây chó đẻ thân xanh nên không được trồng đại trà.Diệp hạ châu đỏ ít dùng hơn.
1. Hỗ trợ điều trị viêm gan:
Đây là một trong những công dụng được quan tâm nhiều nhất của Diệp hạ châu. Năm 1982, Break Stone đã gây được sự chú ý đối với toàn thế giới về tác dụng chống virus viêm gan b của cây thuốc này. Những thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em với bệnh viêm gan truyền nhiễm bằng một chế phẩm có Phyllanthus amarus của Ấn Độ đã cho kết quả nhiều hứa hẹn. Sau 30 ngày uống Diệp hạ châu (900mg/ngày) 50% những yếu tố lây truyền trong máu của virus viêm gan B (sinh kháng thể bề mặt của viêm gan B) đã mất đi. Bột Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) cho kết quả tốt với bệnh nhân viêm gan B khi uống 900 – 2.700mg trong 3 tháng liên tục.
Nghiên cứu của Nhật Bản và Ấn Độ trong năm 1980 đã xác định những tác dụng điều trị bệnh gan của Diệp hạ châu là do phyllanthin, hypophyllathin và triacontanal.
Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y – 1990 – 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus; nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).
2. Tác dụng trên hệ thống miễn dịch:
Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.
3. Tác dụng giải độc:
Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo,… Công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu – Việt Nam (1987 – 2000) cho thấy khi dùng liều 10 – 50g/kg, Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.
4. Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa:
Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,..
5. Tác dụng đối với bệnh đường hô hấp:
Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,. ..
6.Tác dụng giảm đau:
Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu – Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu
7.Tác dụng lợi tiểu:
Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng.
8. Hỗ trợ điều trị chữa sỏi mật, sỏi thận:
Một số bộ tộc thổ dân ở Nam Mỹ sử dụng DHC chữa sỏi mật và sỏi thận. Những vị pháp sư đã sử dụng khả năng đặc biệt của DHC trong tác dụng làm tiêu sỏi trong các chứng sạn mật, sạn thận nên đã đặt tên là cây tán sỏi. Trong Witch Doctor’s Apprentice, 1 quyển sách được xuất bản từ 1961, viết về những bí thuật chữa bệnh của những vị pháp sư người da đỏ ở vùng rừng già Amazon
Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.
9. Tốt cho bệnh tiểu đường:
Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
Click Ngay