Tác dụng tuyệt vời của Trà Hoa Cúc

Mã sản phẩm Cuchoa1

Từ nhiều năm nay, cả hoa cúc khô và tươi đều được dùng để chế biến thành các loại trà (gọi là trà hoa cúc) và có tác dụng phòng, chữa nhiều bệnh rất tốt

Giá hiện tại 699.000/1kg
Giá chưa bao gồm phí ship
Chi tiết sản phẩm

Với sản phẩm Hồng Trà Cúc, Chúng tôi sử dụng Cúc Chi để dệt hương vào Trà. Tác dụng của Hồng Trà chúng tôi đã giới thiệu ở bài viết trước với những thông tin và nguồn tham khảo rõ ràng, chi tiêt. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một vài thông tin về hoa Cúc:

tac-dung-cua-tra-hoa-cu-huong-dan-lam-va-su-dung-tra-hoa-cuc (11)

Tên khoa học : Chrysanthemum indicum
Tại Pháp : Chrysanthème
Tại Trung Hoa : Dã cúc hoa

 

Kim cúc thuc loại thân thảo hằng niên hay đa niên, thân cứng cao tới 1m, phân cành tại ngọn, Lá màu xanh lục ,không cuống, mọc so le, có thùy sâu, mép có nhiều răng. Hoa mọc thành cụm, hình đầu, mọc ở nách lá hay ở đỉnh cành. Hoa có đường kính khoảng 1-1.5 cm, cuống dài 2-5 cm. Lá bắc tổng bao ở bên ngoài có dạng thuôn dài, mép thô, xếp thành nhiều dãy. Vòng hoa ở ngoài có cánh môi màu vàng. Quả thuc loại bế quả nhẵn có mào lông.

tac-dung-cua-tra-hoa-cu-huong-dan-lam-va-su-dung-tra-hoa-cuc (7)

Thành phần hóa học :

  • Các glucosides như luteolin, chrysanthemin, stachydrin.
  • Các flavonoids và flavone glycosides loại eudesmane-sesquiterpen như kikkanol A, B và C; loại germacrane-sesquiterpen như kikkanol D, E, F
  • Tinh dầu dễ bay hơi : thujone, cineole, alpha-pinene, limonene, camphor, borneol, bornyl ace tate, Yejuhua lactone..
  •  Sắc tố : chrysanthemaxanthin.
  • Các hoạt chất phức tạp như acacetine, cumambrin A..
  • Các polysaccharides , tannins,
  • Vitamins như A, B1

Các nghiên cứu khoa học về Cúc hoa vàng :

tac-dung-cua-tra-hoa-cu-huong-dan-lam-va-su-dung-tra-hoa-cuc (13)

1.Tác dụng ức chế sự sản xuất nitric oxide :

Nghiên cứu tại Đại học Kyoto (Nhật) ghi nhận dịch chiết hoa Cúc vàng bằng methanol và ethyl acetate chứa các flavonoids có hoạt tính ức chế sự sản xuất nitric oxide nơi các đại thực bào kích khởi do liposaccharides, và ức chế hoạt động của men aldose-reductase..(Chemical Pharmacy Bulletin (Tokyo) Số 5-2000).

tac-dung-cua-tra-hoa-cu-huong-dan-lam-va-su-dung-tra-hoa-cuc (10)

2.Khả năng trị gout :

Trong trường hợp bệnh gout : men xanthine oxydase là chất xúc tác sự oxy-hóa hypoxanthine thành xanthine và sau đó thành acid uric.. chất đóng vai trò quan trọng gây ra gout. Nghiên cứu tại ĐH Nam Kinh (trung Hoa) ghi nhận dịch chiết hoa Cúc vàng bằng methanol cho thấy có tác dụng ức chế men này ở nồng độ IC50 là 22 microgram/ ml (trong khi đó nồng độ allopurinol dùng làm đối chứng là 1.06 microg/ml) (Journal of Ethnopharmacology Số 73-2000).

tac-dung-cua-tra-hoa-cu-huong-dan-lam-va-su-dung-tra-hoa-cuc (9)

3.Hoạt tính kháng sinh :

Các dịch chiết từ hoa cúc vàng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn(15 loại) và nấm trong đó gồm Staphylococcus aureus, Shigella spp. và cả vài siêu vi trùng loại Echo.

4.Khả năng hạ huyết áp :

Các chế phẩm từ hoa cúc vàng, khi cho dùng uống hay chích qua màng phúc toan, đều làm hạ huyết áp mau chóng. Các chế phẩm dùng toàn cây có tác dụng độc hại hơn và hoạt tính kém hơn là trích từ hoa. Nơi chó có áp huyết bình thường hay cao, dịch chiết từ hoa ở liều 100-200 mg/kg cơ thể gây ra hạ huyết áp nhưng không ảnh hưởng trên tim và gan (The Pharmacology of Chinese Herbs).

tac-dung-cua-tra-hoa-cu-huong-dan-lam-va-su-dung-tra-hoa-cuc (6)

5.Tác dụng trị bệnh đường hô hấp :

Trong một thử nghiệm tại Nhật trên 1000 bệnh nhân về tác dụng của Cúc vàng trong việc ngừa cảm, ghi nhận những người uống nước sắc hoa cúc vàng mỗi tuần một lần, có thể giảm được13.2 % những cơn cảm lạnh (so với năm trước đó). Khi thử nghiệm trên 119 trường hợp sưng phổi kinh niên, 38 % giảm được các cơn bệnh (so với nhóm đối chứng).

tac-dung-cua-tra-hoa-cu-huong-dan-lam-va-su-dung-tra-hoa-cuc (12)

Cúc vàng trong Dược học cổ truyền :

  • Dược học cổ truyền Trung Hoa và Nhật sử dụng Cúc vàng để trị bệnh khác với Cúc trắng. Cúc vàng hay Dã cúc hoa (Ye-ju-hua), Nhật dược gọi là nogikuka.
  • Dã cúc được cho là có vị đắng, cay và tính hàn nhẹ, tác động vào các kinh mạch thuộc Phế và Can.

Dã cúc có các hoạt tính :

  • Thanh ‘Hỏa’, giải độc dùng trị mụn nhọt, ghẻ lở, và trị đau, sưng cổ họng, sưng mắt đỏ do ‘Phong-Hỏa’. Được phối hợp với Kim ngân hoa (Jin-yin-hua= Flos Lonicerae Japonicae) và Bồ công Anh (Pu-gong-ying = Herba Taraxaxi Mongolici).
  • Tại Ấn độ, Cúc hoa vàng được gọi là guldaudi, Phạn ngữ là sevanti. Toàn cây dùng chung với tiêu đen để trị lậu mủ (gonorrhea). Hoa dùng làm thuốc kiện vị.

tac-dung-cua-tra-hoa-cu-huong-dan-lam-va-su-dung-tra-hoa-cuc (4)

Tài liệu sử dụng :

  • Chinese Herbal Remedies ( Albert Leung)
  • Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Bensky)
  • Medicinal Plants of India (SK Jain)
  • Natural Medicines Comprehensive Database (Pharmacist’s Letter)
  • The Pharmacology of Chinese Herbs (Kee Chang Huang)
  • Oriental Materia Medica (Hong-Yen Hsu)
  • Handbook of Medicinal Herbs (James Duke)
  • Sunset Western Garden Book
  • Cây Cảnh, Hoa Việt Nam (Trần Hợp)

Tác giả:Trần Việt Hưng

Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên https://che-sach.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng.Bài viết này nhằm chia sẻ những thông tin về các bài thuốc quý, bài thuốc dân gian, bài thuốc hay các kiến thức bổ ích về sức khỏe. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là các tư vấn y tế, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Thông tin trên https://che-sach.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Click Ngay