Nói về ấm mãi rồi, giờ chuyển chủ đề sang trà nhé anh chị. Em có dịch một ít tài liệu giới thiệu về trà Long Tỉnh, ai mới bắt đầu uống trà TQ có thể đọc để tìm hiểu :
Trà Long tỉnh là đặc sản của tỉnh Chiết Giang, vùng sản xuất là dải Tây Hồ – Hàng Châu – Chiết Giang.
Trà Long Tỉnh nổi tiếng vì màu lá xanh, cánh trà đẹp, mùi thơm, vị đượm, mùi vị “nhạt mà sâu”, “thơm mà nhẹ” của nó đem lại cảm giác rất tuyệt cho người dùng, mang lại ưu thế độc đáo cho loại trà này, là loại trà đứng đầu trong thập đại danh trà Trung Quốc.
Công tác hái trà Long Tỉnh có ba đặc điểm: một là sớm, hai là non, ba là chăm chỉ. Người nông dân hái trà thường nói, “hái trà phải chú ý thời gian, hái sớm ba ngày là bảo (bảo vật), hái chậm ba ngày là thảo (cỏ)”. Long Tỉnh còn nổi tiếng vì độ non của lá, lá trà non là điều kiện cơ bản tạo nên phẩm chất của trà Long Tỉnh. Chăm chỉ là chỉ hái lá lá to, để lại lá nhỏ, chia làm nhiều đợt hái, cả năm hái khoảng 30 lần.
Trước đời Tùy Đường, văn hóa trà ở Hàng Châu thuộc giai đoạn vừa phát triển. Thời đại Tam Quốc Lưỡng Tấn, kinh tế văn hóa hai bên bờ sông Tiền Đường dần phát triển, chùa Linh Ẩn được xây dựng, các hoạt động tôn giáo của Phật Giáo và Đạo Giáo dần trở nên thịnh hành, các ngọn núi và dòng sông nổi tiếng của Tây Hồ cũng lần lượt được mở rộng, trà được trồng và nhân rộng cùng với sự xây dựng các chùa chiền đạo quán. Sau khi đời Tùy mở kênh đào Bắc Kinh – Hàng Châu, vì có sự thuận lợi địa lý giao thông đường thủy, nên Hàng Châu đã trở thành “thành phố nổi tiếng” trung chuyển các sản vật đông nam, đến đời đường, sự phát triển của Hàng Châu trở nên rõ rệt. Vì vậy, trà được trồng rộng rãi tại Hàng Châu.
Vào thời Bắc Tống, khu vực trà Long Tỉnh đã dần trở nên có quy mô, lúc đó, “Hương Lâm Trà” của hang Hương Lâm Hạ Thiên Trúc Linh Ẩm, “Bạch Vân Trà” của ngọn Bạch Vân Thượng Thiên Trúc và “Bảo Vân Trà” của núi Bảo Vân Cát Lĩnh đã được liệt vào hàng trà cống phẩm. Vào thời Minh Tế Tông, trà Long Tỉnh đã được ghi chép lại là: “Hàng quận chư trà, tổng bất cập long tỉnh chi sản, nhi vũ tiền tế nha, thủ kỳ nhất kỳ nhất thương, vưu vi trân phẩm”.
Giải nghĩa: các loại trà ở vùng Hàng Châu đều không bằng trà long tỉnh, lấy búp nõn vũ tiền (ở đây là chỉ trước tiết Cốc Vũ hậu Thanh Minh), dùng 1 tôm 1 lá, ấy chính là trà quý. “Nhất kỳ nhất thương”: là chỉ những búp nõn một tôm 1 lá, sau khi gia công thì sẽ thành một búp trà dẹt, giống như đầu nhọn của chiếc thương, còn bên cạnh giống như miếng hồng anh màu đỏ trên thương.
Vào thời Nguyên, trà Long Tỉnh trở nên nổi tiếng, người yêu trà tên Ngu Tập có viết bài thơ uống trà mang tên “Du Long Tỉnh”, trong đó có hai câu được lưu truyền rộng rãi đó là “Bồi hồi long tỉnh thượng, vân khí khởi tình họa. Phanh tiền hoàng kim nha, tam yết bất nhẫn sấu”.
Vào thời Thanh, hoàng đế Càn Long sáu lần tới Giang Nam thì bốn lần tới Long Tỉnh, đề 6 bài thơ về trà Long Tỉnh, đích thân phong “mười tám cây ngự trà”, nâng trà Long Tỉnh lên tầm cao.
Sau thời Dân Quốc, Long Tỉnh dần trở thành loại đứng đầu trong các danh trà Trung Quốc.
Content by Trần Thùy Anh
Click Ngay