Tủa Chùa là một trong những huyện miền núi xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Với độ cao hơn 1400m so với mực nước biển, Tủa Chùa được ví như “cổng trời” của vùng Tây Bắc Việt Nam. Chính điều kiện khí hậu đặc biệt với bốn mùa trong một ngày cùng thổ nhưỡng thích hợp của cao nguyên này giúp cây chè Shan Tuyết phát triển và chứa đựng bao huyền thoại.
Nói đến Tủa Chùa là người dân ở Điện Biên nghĩ đến một cao nguyên heo hút mù sương núi non trùng điệp, vực cao đèo sâu, với những cây chè San Tuyết cổ thụ mấy trăm năm tuổi.
Làm thế nào để vực dậy tiềm năng của một vùng đất khó? Làm thế nào để đưa hương chè San Tuyết cổ thụ bay xa, trở thành cây xoá đói giảm nghèo cho người Mông ở Tủa Chùa?
Oằn mình trên quãng đường ghập ghềnh dải cấp phối hơn 40 cây số từ trung tâm huyện, cuối cùng chiếc xe bán tải lấm lem bụi đất cũng đưa chúng tôi đến Sín Chải, một trong những xã có nhiều chè cổ thụ của Tủa Chùa. Thấp thoáng trong sương mờ, ở các sườn đồi những dặng cây chè cổ thụ đang ra lộc non xanh mướt.
Ngồi nhâm nha ngụm chè tươi có vị thơm rất lạ, ông Mùa A Trinh, Chủ tịch UBND xã Sín Chải cho biết: Chè cổ thụ Tủa Chùa mới uống thì có vị đắng, nhưng rất đượm nước, rồi càng nhâm nhi thì mới càng thấy cái hay của chè. Khi được hỏi những cây chè cổ thụ, to 2 người ôm không xuể như thế thì hẳn đã có thời gian từ rất lâu. Ông Trinh cho biết, cũng đã rất nhiều người hỏi như vậy. Bản thân ông cũng còn thắc mắc không biết cây chè quê ông có từ bao giờ. Từ khi ông sinh ra đã thấy chè, lớn lên rồi trưởng thành, ông và bà con nơi đây gắn bó với chè, coi cây chè như là một người bạn đương nhiên có vậy.
Với tổng số gần 10.000 cây chè hàng trăm năm tuổi hiện có, Tủa Chùa được Viện Nghiên cứu Chè đánh giá là nơi còn mật độ cây tập trung lớn so với các tỉnh khác trong cả nước. Đây còn là giống chè quý mọc tự nhiên, ít có sự tác động của hóa chất nên nổi tiếng có chất lượng sạch, an toàn cho sức khoẻ.
Hiện nay, Sín Chải có gần 4.000 cây chè cổ thụ, là xã nhiều chè cây cao nhất huyện Tủa Chùa. Toàn xã có hơn 650 hộ, với 4.500 khẩu, 100% đồng bào Mông. Ông Mùa A Trinh nói: “Theo chủ trương, chúng tôi đang cố gắng làm sao khai thác đưa chè thành hàng hóa để tạo thu nhập cho bà con. Chúng tôi cũng đang vận động bà con chuyển đổi đất bạc màu sang trồng chè theo Nghị quyết 30a. Vùng nào không trồng được chè thì chuyển sang trồng rừng”.
Với tổng số gần 10.000 cây chè hàng trăm năm tuổi hiện có, Tủa Chùa được Viện Nghiên cứu Chè đánh giá là nơi còn mật độ cây tập trung lớn so với các tỉnh khác trong cả nước. Đây còn là giống chè quý mọc tự nhiên, ít có sự tác động của hóa chất nên nổi tiếng có chất lượng sạch, an toàn cho sức khoẻ. Trong số này, 4 xã phía Bắc của huyện là: Tả Sìn Thàng, Sín Chải, Lao Xả Phình, Tả Phình có số chè cây cao cổ thụ chiếm tới hơn 7.000 cây. Ở đây hầu như nhà nào cũng có chè, nhà ít vài cây, nhiều hơn thì vài chục cây, thậm chí nhà nhiều có tới trăm cây.
Để phát triển vùng chè Tủa Chùa, năm 2007, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định phê duyệt Dự án Quy hoạch phát triển vùng chè tại 4 xã: Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Tả Phìn và Sính Phình của huyện Tủa Chùa, giai đoạn 2006-2015.
Tổng nguồn vốn của dự án là trên 84.000 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư vào các hạng mục: cơ sở hạ tầng giao thông, nước sinh hoạt; cơ sở hạ tầng sản xuất chè; trồng và chăm sóc chè; trồng rừng, khoanh nuôi rừng. Mục tiêu của dự án là đến năm 2015 giá trị hàng hoá của sản phẩm chè đạt gần 19 tỷ đồng. Thế nhưng, do nhiều điều kiện khách quan, dự án vài năm rồi gần như vẫn giẫm chân tại chỗ. Diện tích trồng mới chè hằng năm đạt thấp do tỷ lệ cây sống đạt thấp, công nghệ chế biến chè chưa được đầu tư đồng bộ nên chất lượng không cao, bên cạnh đó là chè Tủa Chùa vẫn chưa có đầu ra ổn định, chưa khuyến khích được người trồng chè.
Click Ngay