TIN TỨC

Người H’mong bên những cây trà cổ thụ Tà Xùa

Wednesday, 29/03/2017

Sống chết với những gốc chè cổ thụ ở Tà Xùa, Mùa A Khư không chỉ đã thay cuộc đời mình mà anh còn muốn giúp bà con dân tộc H’mông nơi đây thoát khỏi cái đói cái nghèo.

mua-a-khu-va-cay-tra-co-thu-ta-xua-1

Nặng lòng với những gốc chè cổ thụ

Cách thị trấn Bắc Yên (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) chừng 15km, nằm ở độ cao gần 2000 mét so với mực nước biển, Tà Xùa được nhiều người biết đến như chốn bồng lai tiên cảnh, với núi non hùng vĩ quanh năm mây mù bao phủ. Không những thế, Tà Xùa còn được thiên nhiên ban tặng một sản vật quý, đó chính là những gốc chè shan tuyết cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Theo những người già ở Tà Xùa thì họ cũng không biết cây chè đã có ở đây từ bao giờ, tuổi của những cây chè nơi đây cũng không thể tính theo năm mà được tính theo đời người.
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến gặp anh Mùa A Khư (SN 1982), người Mông bản địa và cũng là một cán bộ Tư pháp – Hộ tịch ở xã Tà Xùa – một người luôn nặng lòng với những gốc chè shan tuyết cổ thụ. Anh A Khư cho biết: “Mình sinh ra cây chè đã ở đây và đời cha, đời ông cũng đã có, không ai nhớ nổi cây chè có từ bao giờ. Những cây chè đã cao quá đầu người gốc xù xì, mốc trắng, to đến vài người ôm cứ gắn bó với người Mông bao đời nay”.

doi-che-yen-bai
Gắn bó là thế, nhưng từ bao lâu nay người H’mông vẫn không thể hiểu hết giá trị của những gốc chè cổ thụ quê mình. Những lá chè chỉ được người dân đem về chế biến một cách đơn giản sử dụng trong gia đình, chưa thể phát huy được giá trị đích thực của những gốc chè cổ thụ ở Tà Xùa. Trong khi đời sống của đồng bào nơi đây còn gặp vô vàn khó khăn, nhiều người thậm chí còn đem chặt bỏ để làm nương rẫy.

Chè Duy Thịnh phân phối độc quyền chè tà xùa của Mùa A Khư, chất lượng đảm bảo, nguyên bản sao tay. Vui lòng đặt hàng theo số: 0984.904.686 . 

Là một người sinh ra trên mảnh đất Tà Xùa được học hết cấp 3, trở về làm cán bộ xã, anh A Khư hiểu rõ được những khó khăn vất vả của đồng bào mình. Với tình yêu mãnh liệt với cây chè và mong muốn giúp bà con thoát khỏi cái đói cái nghèo, A Khư đã miệt mài tìm tòi học hỏi những kiến thức về chè cổ thụ. Không ngại ngần bỏ công sức đi đến tận nơi có những vùng chè cổ thụ để học hỏi kinh nghiệm từ thu hái đến sao sấy để tạo ra những sản phẩm chè shan tuyết.

tra-co-thu-ta-xua-3
Trở về mảnh đất quê hương, anh A Khư cùng một vài người bạn quyết định đầu từ một số tiền lớn lên đến 100 triệu đồng đề xây dựng nhà xưởng, lò tôn quay sao chè với mong muốn tạo ra các sản phẩm chè riêng của vùng đất Tà Xùa. Song, những kiến thức anh thu nhận được ở nhiều nơi không thể cho ra kết quả như ý muốn, khi thử nghiệm các sản phẩm chè đều thất bại. Trong cơn túng quẫn đã có những lúc anh A Khư bảo mình nghĩ đến cái chết, song ông trời không phụ người có lòng. Một lần tình cờ nhìn thấy những đứa trẻ trong nhà sao chè bằng chảo gang, thật bất ngờ khi mẻ chè đó cho nước rất xanh và thơm. A Khư mới thốt lên “Ôi mình sống rồi!”.
Anh A Khư cho biết: “Về sau mình mới nhận ra là giống chè Tà Xùa quanh năm sống trên núi mây mù bao phủ, độ ẩm cao và lượng nước trong chè nhiều. Nếu dùng máy vò và lò tôn quay như nơi khác thì cánh chè sẽ nát và bị hỏng ngay, chỉ có thể sao thủ công bằng chảo gang dày và làm thật cẩn thận mới được”. Theo anh A Khư thì để tạo ra một sản phẩm chè Tà Xùa tinh túy thì ngay từ khâu thu hái đã phải cẩn thận. Một năm chỉ có thể thu hái 3 vụ, mỗi vụ kéo dài chừng nửa tháng. Nếu hái quá nhiều sẽ làm cho cây chè bị hỏng, khi trời mưa hay quá nắng cũng không thể hái vì sẽ làm giảm chất lượng của chè, hái chè phải nhẹ nhàng không làm cho búp chè bị dập và bị thâm.

tra-ta-xua-bac-yen-2
Chính sự công phu tỉ mỉ trong từng công đoạn đã tôn lên giá trị của những búp chè shan tuyết cổ thụ ở Tà Xùa, và tạo sự khác biệt với những vùng chè khác. Từ khi anh A Khư áp dụng thành công đã nâng giá trị mỗi kg chè trước kia chỉ 200 ngàn một kg nay tăng lên từ 1 đến 2 triệu một kg. Những mẻ chè anh anh làm ra không đủ để đem đi tiêu thụ. Không giấu nghề, anh A Khư còn tích cực giúp đỡ bà con trong việc nâng cao kỹ thuật sản xuất, vận động bà con bảo vệ và phát triển những gốc chè cổ thụ cũng như nhân giống phát triển vùng trè. Bởi vì, trong anh luôn có một tâm niệm không chỉ lo cho bản thân, mà còn phải giúp đồng bào người H’mông nơi đây thoát khỏi đói nghèo.

Người đàn ông H’mông tân tiến

mua-a-khu-va-cay-tra-co-thu-ta-xua-2
Ở Tà Xùa từ người già đến trẻ em không ai không biết đến anh A Khư, không chỉ là một cán bộ tư pháp của xã, anh A Khư còn là một người con ưu tú của bản làng. Người đã tiên phong có công tìm tòi đưa ra những kỹ thuật sản xuất phù hợp, từng bước nâng cao giá trị của cây chè Tà Xùa. Nhờ vậy mà đời sống của nhiều bà con nơi đây cũng được cải thiện.
Là một người con của dân tộc H’mông sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tà Xùa còn nhiều khó khăn. Song, anh A Khư lại có những suy nghĩ và cách làm rất khác biệt. Trong khi bạn bè cũng thế hệ với anh chỉ nghĩ đến việc ở nhà đi nương, đi rừng thì anh A Khư lại quyết tâm đi học. Mặc cho điều kiện khó khăn, xa xôi phải lặn lội xuống trường huyện song anh vẫn quyết tâm học lấy cái chữ để quay trở về xây dựng quê hương. Bởi theo anh, chỉ có học hỏi mới có thể thoát khỏi đói nghèo.

tra-co-thu-ta-xua-3

Biển mây tà xùa làm lên những búp trà quanh năm ngậm sương tuyết trắng.

Ở Tà Xùa thì anh A Khư được biết đến là người rất nhậy bén trong việc làm kinh tế. Ngoài làm chè, gia đình anh vẫn làm nương rẫy, mở quán xay xát thóc cho bà con và làm cả photocopy. Nhận thấy lợi thế du lịch rất lớn của địa phương, anh đã mở thêm dịch vụ Homestay đón khách du lịch, vào những ngày cuối tuần anh còn nhận dẫn đoàn đi thăm quan.

tra-co-thu-ta-xua-3
Lao động hăng say và tích cực giúp đỡ bà con vươn lên thoát khỏi khó khăn trong cuộc sống. Những tâm gương sáng như anh A Khư đang góp phần làm thay da đổi thịt trên mảnh đất Tà Xùa hôm nay.
Chè Duy Thịnh

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay