TIN TỨC

Nguồn gốc của Trà

Sunday, 05/03/2017

I. Dẫn nhập

Người Việt chúng ta thường hay nói: “Trà dư, tửu hậu” nghĩa là người ta uống trà khi rảnh rổi và uống rượu sau bửa ăn. Trà ở đây được nói đến là thưởng thức trà, thuật ngữ thiền gọi là Thiền trà, Thiền trà du nhập vào Nhật Bản được canh cải biến thành “Trà đạo”. Người Việt chúng ta rất nhiều người uống trà với những cung cách đặc biệt, tuy nó không có quy cách nhất định, không phải là Thiền trà, không phải là Trà đạo nhưng thưởng thức nó từ tiếng nước sôi cho đến khi uống trà là cả một nghệ thuật. Cho nên tìm hiểu về Trà, cách pha, uống Trà tưởng cũng là điều cần thiết.

Se-Duyen-tra-cung-hoa-buoi-thang-3-25

II. Nguồn gốc của Trà

Người ta đã bỏ công ra tìm hiểu về nguồn gốc của Trà, theo truyền thuyết của Trung Hoa thì vua Thần Nông (2700ÂL) trong dịp tuần du đã khám phá ra công hiệu của Trà, người đã truyền dạy dân Trung Hoa dùng Trà từ đó, theo sử sách thì Trà dược dung như vật cúng tế vào đời nhà Tây Chu (1027-771ÂL), dùng như vật để nhai như Trầu vào thời Xuân Thu (403-221ÂL), đến đời Tần và Hán (221-8DL), trà được ép thành dạng viên và phơi khô. Vào thời Tam Quốc (220-264 TL) trong sách y dược, danh sư Hoa Đà cho biết dược tính của Trà vị đắng, uống lâu sẽ làm tăng khả năng suy tư. Lục Vũ sinh năm 733 là con nuôi của một Thiền sư cũng là vị sành điệu uống Trà, qua Thiền trà. Lục Vũ học được cách pha uống Trà của vị Thiền sư này, ông không chú tâm tu học mà sống ẩn dật, miệt mài văn chương biên khảo, bỏ công viết quyển Trà Kinh để lại cho đời vào thế kỷ VIII, thời nhà Đường (618-907), có lẽ tác phẩm này đã gây ảnh hưởng lớn lao về việc uống Trà của người Trung Hoa.

Một truyền thuyết khác cho rằng tổ Bồ Đề Đạt Ma khi mới hành thiền, ngài ngồi ở cửa hang động, nhưng ngài bị thân xác quấy nhiễu là bị rơi vào giấc ngủ, để cho tỉnh thức, ngài bèn cắt mí mắt liệng đi, nơi đó lại mọc thành cây, lá có hình dạng con mắt, người ta hái lá nấu nước uống, thấy nó có tác dụng làm con người tỉnh táo, đó là lá Trà ngày nay.

Se-Duyen-tra-cung-hoa-buoi-thang-3-25

Văn hóa nhà Đường ảnh hưởng sâu đậm đến các nước Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Dưới triều đại Asuka (552-646) đạo Phật lần đầu tiên chính thức được truyền đến Nhật từ Triều Tiên (Korea) vào năm 552 Tây lịch (có chỗ ghi nhận là năm 538). Lúc bấy giờ vua nước Bách Tế (Triều Tiên) gởi một phái đoàn truyền giáo đến Nhật Bản. Phái đoàn này được Nhật hoàng tiếp đón một cách nồng hậu, phái đoàn đã dâng lên đức vua một tượng Phật bằng vàng, một vài quyển Kinh, cờ lộng, chuông, mõ…

Tuy nhiên, Phật giáo chỉ thật sự phát triển tại Nhật là trong thời kỳ nhiếp chánh của Hoàng Thái Hậu Suiko. Người kế vị của bà, Thánh Đức Thái Tử (Shotoku, 574-622) được xem là sơ tổ của Phật Giáo Nhật Bản. Thánh Đức Thái Tử vâng lời mẫu hậu Suiko đã nghiên cứu và tuyên giảng ba bộ Kinh Đại Thừa cho dân chúng Nhật, về sau những bài giảng này được viết thành một bộ luận rất giá trị. Sau khi lên ngôi Thái tử Shotoku đã ban hành ngay một chiếu chỉ rằng: ”Toàn dân Nhật Bản phải kính ngưỡng và thọ trì Phật Pháp”. Ông đã cho xây chùa chiền trên khắp đất nước. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng thời ấy, nay vẫn còn là Chùa Pháp Long (Horyji). Chùa này do chính Thái tử Shotoku đứng ra xây dựng vào năm 607 và được xem là ngôi chùa gỗ có tuổi thọ lâu nhất trên thế giới.

thu-hai-tra-xanh

Các tăng sĩ Phật giáo Nhật Bản đã “Nhập Tống cầu Pháp”, khi về nước đã mang theo cả Thiền trà, Trong đó có Thiền sư Vinh Tây (Eisai, 1141-1215) thuộc phái Hoàng Long, tông Lâm Tế, ông về nước lập Thánh Phước Tự ở Hakata và Kiến Nhân Tự ở Kyoto, xiển dương Thiền tông, thiền sư đem giống Trà Thiết Quan Âm từ Trung Hoa về Nhật, ông viên tịch năm 1215, thọ 75 tuổi. Còn Đạo Nguyên (Dogen,1200-1253) hiệu Hy Huyền là tổ Tào Động tông Nhật Bản, ông cầu pháp ở Tỷ Duệ Sơn, sau đó theo hầu thiền sư Vinh Tây, từ năm 1223 đến năm 1227 sư nhập Tống cầu pháp, về nước lập Hưng Phước Tự ở Kyoto, năm 1244 lập Vĩnh Bình Tự để làm thiền viện, xiển dương Tào Động tông, ông được Minh Hiếu Thiên Hoàng ban hiệu Phật Tánh Truyền Đông Quốc Sư. Nhưng Thiên Lợi Hưu (Sen-Rikyu, 1521-1591) mới là thỉ tổ của Trà đạo ở Nhật Bản, ông sanh ra trong một gia đình thương buôn, có điều kiện cho con học hỏi hơn là phải làm giúp gia đình về nghề buôn bán. Nhờ đó ông được học hỏi với những người có nhiều kinh nghiệm về uống Trà, rồi ông ứng dụng sáng chế ra nghệ thuật Trà. Nghệ thuật Trà của ông chú trọng trên ba phương diện: Pha trà, tổ chức Trà đạo và lễ nghi Trà đạo. Danh tiếng của ông lan rộng, nhiều người phải bỏ công lặn lội từ xa ngàn dặm đến để thọ giáo với ông. Thiên Lợi Hưu được Mạc Phủ trả lương cao nhất, cộng với dinh thự và gia nhân, mới mời được ông về phục vụ dưới trướng. Về sau, ông bị danh tướng Phong Thần Cát Tú ganh tị, sân hận ép ông đến chỗ phải mổ bụng tự sát.

la-tra-suoi-giang-lam-bot-tra-xanh

Năm 1610, những nhà buôn người Đức nhập cảng Trà lần đầu tiên vào Âu châu từ hai nước Tàu và Nhật Bản. Năm 1650, các thuyền buôn Đức lại nhập cảng trà vào Mỹ Châu. Năm 1657 lần đầu tiên Trà được bán tại các quán cà-phê ở Anh quốc và nó mau chóng trở nên lọai thức uống thông dụng ở nước này.

Ông Sullivan tại New-York, là người có sáng kiến bỏ Trà vào túi lụa nhỏ (teabag) cho mỗi tách Trà, hoặc gửi cho khách hàng uống thử. Năm 1904 có Hội chợ Trà St. Louis World Fair, có người Anh là ông Richard Blechynden giới thiệu cách uống Trà của người Ấn với nước đá “ice tea” và cuối cùng Instant tea mới được phổ biến từ năm 1948.

Sau chiến tranh Nha phiến với Trung Hoa năm 1842, người Anh quyết định cạnh tranh độc quyền Trà của Trung Quốc, họ đã tìm hiểu kỹ thuật trồng trọt, khí hậu, cách chế biến rồi chọn vùng đồi núi Assam thuộc miền Đông Bắc Ấn Độ để trồng Trà. Khi khai khẩn vùng đất hoang nầy, họ mới phát hiện có nhiều cây Trà hoang đã mọc tràn lan nơi đây từ lâu đời.

nuoc-pha-tra-1

Năm 1753, nhà thực vật học Thụy Điển Carl Von Liaeus đặt tên khoa học cho cây Trà là Theaceae, loại Camellia sinensis và xác định Trà có nguồn gốc ở Trung Quốc.

Nhưng một số học giả người Anh cho cây Trà xuất phát từ Ấn Độ, cuộc tranh luận kéo dài gần hai thế kỷ, cho đến năm 1905 nhiều học giả đồng ý dù Trà mọc ở đâu, chúng đều thuộc về giống Camellia sinensis, và sau này nhiều nhà thực vật học ủng hộ giả thuyết Trà khởi xuất từ Ấn độ vì có nhiều Trà hoang, có họ hàng gần gủi với Camellia và nhất là trong vùng Assam Trà mọc hoang nhiều hơn bất cứ vùng nào khác.

Giáo sư Kratsnow, nhà thực vật học trường Đại Học Kharkoff của Nga cho biết Trà là cây bản xứ các vùng chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Á, ông tìm thấy một số cây Trà hoang mọc trong vùng rừng rậm miền Nam Nhật Bản, ông kết luận Trà đã có mặt từ lâu đời tại Trung Hoa và Nhật Bản trước khi người ta biết dùng đến nó.

banchetancuongdinh

 

Về Trà ở xứ ta, theo sách An Nam Chí Lược của Lê Tắc (HBTK XIII) có ghi: “vào tháng 5, năm thứ thứ tám, niên hiệu Khai Bảo, Đinh Liễn có tiến cống nhà Tống vàng, lụa, sừng tê, ngà voi và trà thơm.”

Sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn (1726-1784) ghi ở mục IX về Phẩm vật: “Trà là một loại cây quý ở Phương Nam, cây như Qua lô, lá như chi tử (dành-dành) hoa như tường vi trắng (loại hoa hồng nhỏ) quả như Tinh Biền Lư, nhị như đinh hương, vị rất hàn.”

Trà Kinh của Lục Vũ có ghi: “Qua lô ở phương Nam cũng tựa như Trà mà nhị đắng. Người ta nấu lấy nước uống thì suốt đêm không ngủ được. Các xứ Giao Châu và Quảng Châu rất quí Trà ấy, mỗi khi có khách đến chơi thì pha mời. Đào Hoàng Cảnh nói Thiền Khê xử sĩ cũng khen Trà ấy là ngon.”

chuyen-de-tra-thuong-thu

Những tài liệu trên, cho thấy Trà ở Việt Nam ta đã có từ trước và dân ta đã biết dùng Trà từ lâu.

Năm 1976, ông Djemukhatze một nhà nghiên cứu thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Liên Xô đã đến nghiên cứu vùng Trà cổ thụ tại Việt Nam trong hai năm liền bằng phương pháp sinh hóa thực vật, ông đã tìm ra những vết tích cây và lá Trà hóa thạch từ thời đồ đá ở vùng đất tổ Hùng Vương Phú Thọ. Tại vùng Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Yên Bái trên độ cao khoảng 1,000 thước trên mặt biển, có một vùng Trà hoang dại khoảng 40,000 cây, có ba cây Trà cổ thụ sống hàng ngàn năm, cây lớn nhất chiều cao khoảng 9 thước, vòng thân độ ba người ôm không xuể, ở vùng Cao Bắc Lạng có những cây Trà hoang cổ thụ cao tới 18 thước. Do đó, ông xác định Việt Nam chính là quê hương của cây Trà trên thế giới.

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay