TIN TỨC

Những quan điểm về “Trà Đạo” ở Việt Nam

Monday, 06/03/2017

Việt Nam tuy có tập quán uống trà không kém bề dày lịch sử, nhưng đến ngày nay vẫn chưa có một nhận thức đầy đủ và thống nhất về nguồn gốc, phát triển, nội dung và ý nghĩa trong đời sống xã hội của Trà đạo Việt Nam. Dưới đây là trích dẫn của những quan niệm khác nhau về Trà đạo của một số tác giả Việt Nam, chắc chắn còn thu thập chưa đầy đủ.

vinatea-dieu-ki-dieu-tu-thien-nhien-ban-tang-20

Ngô Linh Ngọc, lần đầu tiên đề cập trong bài “Văn hóa chè và Trà đạo Việt Nam”, năm 2002 như sau:

Người Nhật thừa nhận ảnh hưởng ngoại sinh từ Việt Nam hơn là từ Trung Quốc

“Văn hóa chè của người Việt Nam ta cũng vậy. Dù chưa có những công trình nghiên cứu tổng hợp, nhưng Trà đạo Việt Nam vẫn lộ ra chỗ này chỗ khác trong văn thơ, đàn nhạc, ca dao, vè ví của nhân dân ta từ cổ đến kim”.

“Trà là gì ?” Trong lời kể của của nhà sư Viên Chiếu (990 – 1091) giải đáp cho các môn đồ của cụ được ghi lại trong bộ sắc Tham đồ hiển quyết do cụ soạn ra để chỉ rõ bí quyết của đạo thiền cho các học trò.

Trò hỏi :

Thế nào là cái “dụng” của chân nhi ?

Sư đáp :

Tặng quân thiên lý viễn,

Tiếu bả nhất âu trà.

Nghĩa là “Tặng người ngàn dặm cách xa, cười đưa một bình trà thế thôi”. Ngàn dặm cách xa, ngàn dặm đi xa. Đường đời, cuộc đời muôn mưa ngàn gió. Để trò nhẹ nhàng vượt qua thế lụy, thầy đưa cho một bình trà, Đạo ở đó, tính Phật ở đó. Cái “dụng” của chân như là ở đó.

ha-giang-to-chu-dem-hoi-tra-hu-co-hangsu-phi

Sư Viên Chiếu sống trước thời đại chúng ta gần trọn một nghìn năm mà nói về trà như thế thì sự am hiểu và giác ngộ về trà của tổ tiên ta sớm và cao biết chừng nào !”.

Theo tác giả, thì “nhà sư Viên Chiếu (990 – 1091) là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử giải đáp cho các môn đồ của cụ được ghi lại trong bộ sắc Tham đồ hiển quyết, do cụ soạn ra để chỉ rõ bí quyết của đạo Thiền cho các học trò: “Đạo ở đó, tính Phật ở đó”; và bình trà là tiêu chí của Trà đạo Việt Nam.

Ngô Ngọc Linh cũng không nói cụ thể Trà đạo là gì, nhưng rất tâm đắc với câu giải đáp của nhà sư Viên Chiếu, chỉ nói “Trà đạo Việt Nam là cái gì đó, thấp thoáng ẩn hiện đâu đó trong văn chương”.

Nhưng tìm hiểu các cổ thư Trung Quốc, Nhật Bản – những nơi đã có trà và đạo Phật sớm hơn Việt Nam, thì đây có phải là một khái niệm vay mượn của cụm từ “Trà thiền nhất vị” có rất sớm từ thời nhà Đường vào thế kỷ VIII, ghi chép trong Giao thiên thư và Phong thị thính kiến ký (Đinh Văn, 1988).

 

Theo Trần Ngọc Thêm ở Việt Nam chưa có Trà đạo theo đúng nghĩa chado của Nhật Bản. Uống trà ở Việt Nam chỉ là một phong tục tập quán phổ biến trong nhân dân, tạo ra một khoảnh khắc thư giãn trong cuộc sống náo nhiệt của xã hội, mà chưa có giáo lý, giáo đường và giáo chủ như Trà đạo Nhật Bản.

 

Những nhà sư Trung Quốc và Nhật Bản khi ngồi thiền đều uống trà để giữ đầu óc tỉnh táo, chống buồn ngủ. Không biết có khác gì ngày nay những người khách lữ hành chuẩn bị cho một chuyến đi xa, dự trữ trà để giải khát và phục hồi sức khỏe sau những bước chân mệt nhọc của những quãng đường gian nan vất vả, dãi nắng dầm mưa; hay người nông dân uống chè tươi trước khi xuống đồng cày ruộng hao tốn sức lao động cơ bắp; hay một nhà văn, nhà nghiên cứu sau một đợt lao động trí óc căng thẳng mệt mỏi.

ha-giang-to-chu-dem-hoi-tra-hu-co-hangsu-phi

Ngày nay, khoa học hiện đại cũng đã xác minh tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương của thành phần cafêin trong trà, để hồi phục sức khỏe sau một đợt lao động cơ bắp mệt mỏi hay trí óc căng thẳng, đâu có phải một phép màu nhiệm của “tính Đạo, tính Phật”? Như vậy, theo Ngô Linh Ngọc, cụm từ Trà đạo xuất hiện trên thư tịch cổ Việt Nam cuối thế kỷ thứ X (990 – 1091), có nguồn gốc văn hóa Trung Hoa, Đời nhà Đường vào thế kỷ thứ VII, nhưng còn chưa rõ là gì. Trà đạo vẫn còn là một nhận thức huyền bí, mơ hồ và khó hiểu.

Trần Ngọc Thêm, viết trong cuốn Tìm về Bản sắc văn hóa Việt Nam – 2001, lại có ý kiến “Việt Nam từ xưa đến nay chưa có Trà đạo như chado Nhật Bản”:

“Tục uống trà” với cả một hệ thống những kinh nghiệm tinh tế, những quy ước ứng xử bất thành văn từ ngàn đời xưa như thế, khác chi một thứ đạo? Sở dĩ nó không trở thành một đạo trà như chado của Nhật Bản được chẳng qua vì nó phổ biến rộng quá, trở thành thói quen toàn dân từ sớm quá, cộng thêm tính linh hoạt của Văn hóa Việt Nam không chịu gò bó mình vào một khuôn khổ nhất định nào. Trong thời đại công nghiệp hiện nay, tục uống trà Việt Nam tạo ra một sự thư giãn giữa cuộc sống hối hả chạy theo tốc độ, một sự suy ngẫm giữa công việc được lập trình một cách máy móc, một cách cân bằng rất phương Đông cho nền văn minh hiện đại rất phương Tây…

ha-giang-to-chu-dem-hoi-tra-hu-co-hangsu-phi

Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức theo những tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín ngưỡng) – tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường – tín ngưỡng trở thành tôn giáo. Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, do mạnh về tư duy tổng hợp mà thiếu óc phân tích nên các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển biến hoàn toàn được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó – mà mới có những mầm mống của tôn giáo – đó là đạo Ông Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi các tôn giáo thế giới như Phật giáo, Đạo giáo, Kitô giáo du nhập vào và đến thời điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc như Đạo Cao Đài, Đạo Hoà Hảo mới xuất hiện.

Như vậy, theo Trần Ngọc Thêm ở Việt Nam chưa có Trà đạo theo đúng nghĩa chado của Nhật Bản. Uống trà ở Việt Nam chỉ là một phong tục tập quán phổ biến trong nhân dân, tạo ra một khoảnh khắc thư giãn trong cuộc sống náo nhiệt của xã hội, mà chưa có giáo lý, giáo đường và giáo chủ như Trà đạo Nhật Bản.

Trần Quốc Vượng (2001) viết trong “Cái nôi của cây chè và Văn hóa Trà”

Văn hóa chè là một thành tố của Văn hóa ẩm thực nằm trong tổng thể nền Văn hóa Việt Nam rất phong phú và đa dạng… mà sau này Nguyễn Tuân nói đến trong Chén trà trong sương sớm, bắt nguồn từ thế kỷ VII – VIII ở ngay trên đất Việt Nam.

thuong-tra-2

Qua sách Trà kinh của Lục Vũ thì qua lô (chè) có tại Giao Châu (tên chỉ Bắc Việt Nam và Quảng Châu)… Vậy thế ứng xử mời trà cho khách, một đặc trưng nổi bật của Văn hóa chè Việt Nam đã được thư tịch chuyên về trà ghi chép từ thế kỷ thứ VII, đâu phải sự vay mượn của từ Trung Quốc. Tuy cố nhiên sự giao lưu văn hóa Việt – Hoa đã có từ lâu trong lịch sử và Văn hóa trà của Trung Hoa đã có ảnh hưởng không nhỏ đến những tầng lớp trên của xã hội Việt Nam mà xu hướng vọng ngoại – Nam nhân Bắc hướng – mà Giáo sư Từ Tùng Thạch ở Đại học Princeton – Mỹ, viết trong Việt giang lưu vực nhân dân, luôn luôn có thật. Song giao lưu văn hóa trà luôn luôn là một ảnh hưởng qua lại, có đi có lại chứ không bao giờ là ảnh hưởng một chiều như nhiều học giả cũ đã khẳng định… Cho – Nhận, Nhận – Cho là một quy luật của sự tiếp xúc và biến đổi (tiếp biến) đan xen giao thoa văn hóa…

Trong khuôn viên Bảo tàng Trà đạo… cô gái Nhật mặc bộ đồ kimono truyền thống, quỳ dâng bát trà. Khi uống phải ngồi nghiêm kiểu Thiền; bình hương liệu mầu xanh và vàng, mầu Kochi (Giao Chỉ). Trà đạo gắn với Zen (Thiền) và người Nhật Bản thừa nhận ảnh hưởng ngoại sinh của Trà đạo từ Việt Nam hơn là ảnh hưởng Trung Hoa.

Có nhiều người hiểu lầm bài Tuỳ bút về danh trà của Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung tuỳ bút, tưởng thú uống trà chỉ nở rộ ở Việt Nam từ thế kỷ XVIII. Qua hai bài thơ của Nguyễn Trãi, danh nhân văn hóa Việt Nam thế kỷ XIV – XV (1380 – 1442) ở Côn Sơn… thì cũng thấy Trà từ thời Nguyễn Trãi đã đi vào và hoà nhập với tâm thức văn hóa Việt Nam”.

ha-giang-to-chu-dem-hoi-tra-hu-co-hangsu-phi

Tóm lại, tác giả có ba ý kiến nên chú ý:

1. Nguồn gốc của Trà đạo Nhật Bản gắn với Zen (Thiền) và khi uống phải ngồi nghiêm kiểu Thiền, đây là một thông tin mới rất có giá trị, mà chưa ai đề cập đến nay ở Việt Nam; nhưng tiếc rằng không thấy giới thiệu cụ thể gì thêm.

2. Cô gái Nhật mặc bộ đồ kimono truyền thống, quỳ dâng bát trà. Như vậy Trà đạo Nhật Bản gắn với nghệ thuật trang phục truyền thống.

3. Người Nhật thừa nhận ảnh hưởng ngoại sinh từ Việt Nam hơn là từ Trung Quốc, nhưng trái lại theo tư liệu văn hóa trà Nhật Bản và Trung Hoa đã giới thiệu trên đây thì ảnh hưởng của Trung Hoa rõ ràng lớn hơn ảnh hưởng của Việt Nam.

thuong-tra-2

Như vậy theo Trần Quốc Vượng thì thú vui uống trà sớm có ở Việt Nam từ thời Nguyễn Trãi, thế kỷ XV mà không phải thế kỷ XVIII vào thời kỳ Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung tuỳ bút. Tuy nhiên tác giả cũng không viết cụm từ Trà đạo Việt Nam mà chỉ viết Trà đạo Nhật Bản gắn với Zen (Thiền).

Vương Hồng Sển, đã đăng một bài “Có một đạo trà đặc trưng của người Việt cổ” dài 4000 chữ trong Tạp chí KT – KHKT số 2 + 3 năm 2000, nhưng nội dung chính lại không phải là Trà đạo, mà là trà cụ thông qua nghệ thuật uống trà trong cung đình của Tịnh Độ Vương – Chúa Trịnh Sâm. “Tuy có sủng phi là Đặng Thị Huệ, nhưng chúa vẫn tự tay pha trà – Trà nô, tửu tướng. Chúa trong mấy bữa đối ẩm, chầu thơ đánh cờ với một tôi thân tín nhất là Nguyễn Khản, đã gửi một bài thi phạt, để Nguyễn Khản họa lại”.

Nội dung chủ yếu được trình bày là thú vui làm thơ, uống trà sành điệu của vương triều với những trà cụ, nhiều kiểu ấm chén, đĩa, khay, siêu của lò gốm sứ Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây, đời Càn Long, Nhà Thanh. Tác giả có nói qua về cách uống trà của Đài Loan, Nhật Bản uống trà bột xanh và của Anh, Âu Mỹ uống trà với sữa và đường, nhưng không phải chủ đề chính. Cuối cùng tác giả hô hào dân ta nên uống trà Huế với đường thẻ, kẹo đậu phụng hay hột điều – cây nhà lá vườn và làm đồ gốm sứ bằng kaolin sẵn có trong nước.

Tác giả có viết “Nay nói qua nghệ thuật uống trà của người Việt cổ, thì không ai đem nhã thú phong lưu nầy lên cao hơn Chúa Trịnh Sâm (1739 – 1782)”. Nhưng phải ghi nhớ người của thế kỷ XVIII, không thể gọi là người Việt cổ. Người Việt phải có từ trước Công nguyên, chỉ mới biết săn bắt và hái lượm mà thôi, đâu đã biết chế biến trà tàu đời Nhà Minh, Thanh và nung những đồ sứ uống trà và những vật dụng tinh tế của lò gốm Cảnh Đức Trấn, Giang Tây ở thế kỷ XVIII ! Đây là sự nhầm lẫn về thời gian lịch sử.

Như vậy, tuy đầu đề “Đạo Trà đặc trưng của người Việt cổ” nhưng nội dung chỉ nói về trà cụ Trung Quốc và Việt Nam là chính, mà không hề viết Đạo Trà. Còn đầu đề bài báo gắn cho tác giả là một suy diễn chủ quan của người sưu tầm, không phải điều muốn thuyết trình của tác giả.

Tóm lại, hiện nay có hai câu hỏi phải giải đáp “Việt Nam có Trà đạo không và ý nghĩa nội dung của Trà đạo Việt Nam là gì?”.

Dưới đây là một số tìm hiểu ban đầu của Chè Duy Thịnh, chắc chắn còn hạn chế, rất mong các nhà văn hóa và các bạn đọc chỉ giáo. Bởi vì Văn hóa trà Việt Nam là một lĩnh vực mới mẻ và mênh mông, chỉ mới có một vài ý kiến phát biểu lẻ tẻ vài năm gần đây, mà chưa có hội thảo chuyên đề sâu rộng. Trong khi đó ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn quốc đã có nhiều Hội thảo quốc gia và quốc tế về văn hóa chè.

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay