TIN TỨC

Phân biệt Trà và Chè

Saturday, 04/03/2017

Trong tiếng Việt, ở miền Bắc thường dùng từ chè như trong câu ca dao của Hà Nội 36 phố phường “Uống chè mạn hảo, ngâm nôm Thuý Kiều”. “Sớm ba chén chè sen, mát ruột, nài chi vò đất hẩm hiu” (Nguyễn Trãi); “Chắc chắn nước chè xanh là mặt hàng cốt yếu” (Nguyễn Chí Hoan); hay các câu “Văn hoá chè và Trà đạo Việt Nam” (Ngô Linh Ngọc); “Viện nghiên cứu chè Phú Hộ có nhiều giống chè như Trung Du, Shan, Trung Quốc và Ấn Độ”; hoặc “VINATEA trong năm 1998 đã xuất khẩu 17.000 tấn chè đen, chè xanh…”; “Nguồn gốc cây chè và nghệ thuật pha uống chè” (Minh Viễn); “Uống trà và tính cách”, (Kiều Tỉnh). Tóm lại danh từ chè dùng chỉ cả cây trồng và sản phẩm chế biến, không phân biệt.

che-tan-cuong-thai-nguyen-16

Còn ở miền Nam thì dùng chữ trà và chè, có phân biệt rõ cây trồng và sản phẩm chế biến như sau “Công ty chè Lâm Đồng có trà Rồng Vàng”; “người miền Nam thích uống trà Tiến Đạt, Đỗ Hữu, Quốc Thái, Thiên Hương”; hay “Trạm nghiên cứu thực hiện chè Lâm Đồng có nhiều giống chè như ТВ 14, LĐ 97, PH 1, Kim Huyên, Yabukita…”; Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thờ i , cũng dùng trà để chỉ sản phẩm như trong Những chiếc ấm đất, đã viết: “Ngày xưa có một người ăn mày cổ quái., thế mà hắn còn chọn lựa từng cửa rồi mới vào ăn xin.. Hắn gãi taí tiến lại gần tủm tỉm và lễ phép xin chủ nhân cho hắn “uống trà tàu với!”
Còn trong Chén trà sương thì viết :

“Sớm nào dậy cụ cũng ngâm một vài bài thơ. Giọng thật ấm, thật trong, cụ hay ngâm mấy câu này:
Mai sớm một tuần trà,Canh khuya dăm chén rượu Mỗi nhật cứ như thử,Lương ỵ bất đáo gia.
Sớm nay, cũng như lúc thỉnh thoảng của mọi ngày, cụ ẩm lại bắt người trưởng nam giở tập cổ văn ra, bình lại cả bài Trà ca của Lư Đồng”.
Cách dùng này giống như trong tiếng Pháp, le the’ có nghĩa là sản phẩm trà, còn le the’ierco nghĩa là cây chè, khác tiếng Anh dùng teađể chỉ sản phẩm trà cũng như cây chè.

tra-ta-xua-bac-yen-2
Vậy trà và chè dùng thế nào là đúng? Và nguồn gốc chữ trà ở đâu? Tôi không có tham vọng làm một nhà ngôn ngữ học, mà chỉ xin cung cấp dưới đây một số thông tin có được, với mong muốn đơn giản góp phần tư liệu bổ sung làm trong sáng tiếng Việt mà thôi.

Chè là tên gọi của một thứ nước uống

Tại nhiều nước, chữ chè dùng để chỉ nhiều cây không phải là chè thật (Came’lia sinensis); thí dụ chè Pháp thực chất là cây đan sâm, làm thuốc bổ cho phụ nữ, chè Mỹ, Máctinic là một loại cây thuộc Họ hoa mõm chó, chè Braxin và chè Paragoay là cây nhựa ruồi Paragoay llex paraguensis dùng làm thuốc chống đói, có tác dụng kích thích như cà phê, mà uống lại có vị bạc hà; Chè Mêhicô có tên là cây chân ngỗng Che’nopodia amborosiosides thuộc Họ cây rau muối; chè Peru là cây cacao; chè Mông cổ là cây tai hổ; chè Châu Âu là cây huyền sâm Veronica offici­naliscó vị hơi đắng lại có tác dụng kích thích và tăng lực; chè Abitini mọc ở Đông Phi có tác dụng giảm mệt và chống buồn ngủ; chè Phông ten nơ blô có tên là cỏ hạt ngọc vì có hạt trắng như viên ngọc rất nhỏ.

tra-co-thu-ta-xua-3
Tại Việt Nam, có chè dây hay chè Hoàng Giang còn gọi là chè Trường Sơn mọc nhiều ở dọc Trường Sơn; cây chè vằng dễ nhầm với cây lá ngón độc, nếu không để ý đến hoa cây này; cây chàm có lá thường dùng để thay cây chè còn có tên là chè đồng, chè caỵ. Dân gian có chè nụ vối, chè gừng, chè hoa hoè, chè giải nhiệt.
Có những sản phẩm khác cũng gọi là chè, nhưng không phải lá chè thật (Came’lia sinensis); đó là chè thuốc. Trong y học dân gian, dân tộc nào cũng có loại chè thuốc này. Chè thuốc pha theo kiểu pha chè. Được nhân dân rất ưa thích, và mọi người ai cũng có thể làm được .Ngày nay y học vẫn phát triển các loại chè thuốc này, ngay cả các nước có công nghiệp hoá hiện đại. Việt Nam đang bào chế các loại chè giải nhiệt, chè an thần, chè chống cảm cúm. Liên Xô cũ có chè khai vị, chè vitamin, chè lợi mật, chè nhuận tràng, chè chữa bệnh thận.

quy_trinh_lam_che_uop_hoa_lai
Năm 1987, chúng tôi được Đại sứ quán Angiêri tại Việt Nam mời sang giúp Bộ Nông nghiệp và ngư nghiệp Angiêri phát triển trồng chè. Khi đến Trạm nghiên cứu nông nghiệp Adrar, cách thủ đô Angiê 1.500Km, giữa trung tân sa mạc Shahara, mà khí hậu rất khắc nghiệt; cả năm chỉ mưa có vài mm, nhiệt độ ngày cao tới 40-45°C, thì được viên kỹ sư, Giám đốc Trạm nghiên cứu hướng dẫn thăm vườn giống chè (?) của Trạm, gồm một loại cây hàng năm thân bò, cao độ 30 cm. Thoạt nhìn, tôi đã nói ngay không phải là cây chè, thì ông ta không bằng lòng và cãi rằng đúng là cây chè Angiêri ! Do một số người hành hương hàng năm đến La Mecque đem về từ Đông Phi; còn như tôi giới thiệu chỉ là cây chè Việt Nam mà thôi! Về thủ đô Angiê, khi tôi giới thiệu chè là một cây lâu năm thân gỗ, để mọc tự nhiên có thể cao 10-15m thì Cục trưởng Cục cây trồng của Bộ nông Ngư nghiệp rất ngạc nhiên. Thế mới biết nhận thức về cây chè thực là không dễ thống nhất ở người dân thường tại làng xã, mà ngay cả ở cấp kỹ thuật bên trên.

ban-tra-dien-da-nang-dt-07-2
Tóm lại danh từ chè có nghĩa rộng, dùng để chỉ thứ nước uống có tác dụng chữa bệnh của con người, đúng như vị danh y Hoa Đà ở Trung Quốc đã phát hiện chè là một dược liệu ‘Trà vị khô, ẩm chi sử nhân íchtư, thiểu ngoạ, khinh thân, minh mục” (chè có vị đắng, uống vào làm cho con người tư duy tốt, ít nằm, thân nhẹ nhàng, mắt tinh sáng),

Nguồn gốc chữ trà

1/ Sự định dạng và định hình của “trà” ở Trung Quốc

Trong thời cổ đại xa xưa, Trung Quốc còn chưa có chữ viết. Dựa vào truỵền thuyết và ngôn ngữ, các nhà khảo cổ đã xác định chữ trà (văn tự trà) có từ đời nhà Chu. Trong cuốn sách cổ Nhi Nha (Nói về cây cối) đời nhà Chu, do Dịch Lâm biên soạn, có ghi câu “Giả-khổ trà” (Giả là chè đắng). Âm đọc của chữ trên là Jỉa, gần giống âm chữ trà.
Trước đời nhà Tần, ngôn ngữ các nước (liệt quốc) ở Trung Quốc còn khác nhau và chưa thống nhất. Cùng một sự vật nhưng tên gọi khác nhau, và chữ viết cũng không giống nhau.

chua-tra-doi-duong

Trước đời nhà Đường, chè có các tên gọi và chữ viết khác như sau đây : .
Bắt đẩu thời kỳ trung Đường trở về sau, tên gọi chè thường đọc âm CHA. Trước đời nhà Đường, một chữ có nhiều chức năng khác nhau, và môt chữ cũng chỉ nhiều sự vật khác nhau. Vào khoảng 750 năm trước công nguyên, chữ trà có nhiều nghĩa và chỉ 3 vật khác nhau:

1. Một thứ nước uống
2. Một loai cây rau đắng
3. Hoa trắng của một loại cây cỏ.

Trước thời kỳ trung Đường, chữ trà cũ 11 nét bỏ bớt một nét ngang ở trên và định hình chính thức thành chữ trà 10 nét ngày nay. Theo lời ghi chú của cuốn Trà Kinh, chữ trà xuất hiện từ thời kỳ “khai nguyên văn tự âm nghĩa” (bắt đầu có chữ biết làm biểu tượng). Chữ trà hiện nay đã được định hình trên 1300 năm. Chữ Hán thuộc loại chữ tượng hình. Chữ trà có 10 nét bộ thảo đầu là biểu tượng của lá cây, phần giữa là tán cây, phân dưới là gốc và thân cây.

thuong-tra-2
Chữ trà có nhiều cách đọc khác nhau; Trung Quốc là một nước rộng mênh mông có nhiều dân tộc thiểu số; mỗi dân tộc có cách đọc và viết chữ chè, theo tập quán riêng của mình. Ngay cả dân tộc Hán cũng có chữ viết và tiếng đọc khác nhau theo từng vùng lãnh thổ (thổ ngữ, thổ âm).

2. Tên gọi chè của các nước ngoài.

Trên thế giới ngày nay, tên gọi chè đều xuất phát từ Trung Quốc truyền đến theo 2 luồng lớn sau đây:

1. Âm phổ thông CHA của chữ trà
2. Thổ âm địa phương TEE, thổ âm vùng Hạ môn, tỉnh Phúc Kiến, 2 âm trên lần lượt truyền bá ra ngoài bằng con đường buôn bán chè với cấc nước láng giềng, phương Tây và phương Bắc. Âm CHA lan truyền đầu tiên sang nước láng giềng phía Đông là Nhật Bản, dùng trực tiếp chữ trà và cũng đọc là CHA. Sau đó lan truyền sang nước phía Tây là Ba Tư bằng “Con đường chè và tơ lụa”, gọi là CHA, rồi sau biến âm thành SHAI của người Ả Rập; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ gọi là Chay; tiếng Bồ Đào Nha gọi là CHA; tiếng Nga ở phía Bắc gọi là TRAI; các nước láng giềng của Ấn Độ, như Sri Lanca, Pakixtan goi là CHA, theo tiếng Sinhale (Sri lanca). Việt Nam láng giềng gần gũi của Trung Quốc gọi là Trà (âm Hán Việt) và Chè (âm phổ thông ?).
Thổ âm Hạ môn TEY truyền bá ra nước ngoài vào thời kỳ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, khi các đội thương thuyền của Phương Tây đến buôn bán trao đổi hàng hoá, từ những quốc gia viễn dương đến Trung Quốc.
Đầu tiên là các đội thương thuyền của công ty miền đông Ấn Độ, năm 1664 đã cập bến cảng biển Hạ môn, thiết lập một phòng thương mại, và gọi chè là TEY, theo thổ âm của vùng Hạ môn. Bắt đầu viết sang tiếng Anh là TEE, rồi lại biến thành THEE; cuối cùng là TEA.
Từ đó âm TEA được phổ cập trên thế giới; tiếng Pháp gọi là THE’; tiếng Đức gọi là TEE; tiếng Tây Ban Nha gọi là TE’; tiếng Hà Lan gọi là THEE; các âm trong ngôn ngữ các nước chỉ chè nói trên đều xuất phát từ âm TEA tiếng Anh, bắt nguồn từ thổ âm TEY của Hạ môn, Trung Quốc.

Bên cạnh đó ta có thể suy luận dân dã như sau:

Phân biệt “trà” và “chè” trong ngôn ngữ Việt : Và cuối cùng, ở Việt Nam, người dân dùng hai từ “chè” và “trà” mà không có sự phân biệt nào, tất cả chỉ do thói quen. Người miền Nam thì dùng thống nhất là “trà”, chỉ có người miền Bắc là dùng lẫn lộn cả “trà” và “chè”.
Theo giáo sư Diệp Đình Hoa (1999), trà là âm Hán Việt, chè là âm Việt Hán. Trong ngôn ngữ Mường, vốn liên quan mật thiết đến ngôn ngữ Việt cổ, thì trà gọi là “che”, tức không nhấn mạnh vào dấu huyền như cách nói của người Việt hiện tại.
Người Thái di cư xuống phía Bắc Việt Nam và một vài dân tộc khác cũng gọi trà là “che” hoặc gần như vậy. Một điều thú vị là khi điền dã ở nhiều dân tộc sinh sống ở vùng núi như Hà Nhì, Sán Dìu, Dao, H’mông, Nùng, Tày… tôi thấy khi nói với nhau thì họ dùng từ “trà” nhưng khi quay ra nói với tôi (người Kinh, dưới xuôi) thì họ lại chuyển sang dùng từ “chè”. Vậy là chính vì tính giao thoa văn hoá với người Kinh, người xuôi nên ngôn ngữ của họ cũng hỗn dung.
Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm thì cho rằng: nếu tính rằng cây chè có nguồn gốc từ Đông Nam Á cổ đại, thì có thể thấy rằng “chè” tiếng Việt là từ có nguồn gốc từ tiếng Đông Nam Á cổ, có quá trình tồn tại lâu đời, nên có phạm vi sử dụng vô cùng rộng rãi (được dùng để chỉ cả cây trồng, cả sản phẩm, cả các loại nước uống và các món ăn ngọt khác). Từ tiếng Đông Nam Á cổ, “chè” thâm nhập vào tiếng Hán, biến thành “trà”, rồi sau này “trà” tiếng Hán quay trở lại Việt Nam. Thành ra tiếng Việt ngày nay có cả hai từ “chè” và “trà”. Vì xuất hiện sau nên “trà” chỉ giới hạn trong phạm vi nghĩa chỉ sản phẩm, trong khi “chè” vì có trước nên đã mang luôn cả nét nghĩa của “trà”.

Tư liệu tham khảo chính

Đặng Hanh Khôi – Chè và công dụng. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1993.
Vương Úc Phong và cộng tác viên – Trung Quốc, quê hương cây chẻ. NXB Công ty xuất bản hữu hạn văn hoá giáo dục Hồng Kông và Tổng công ty xuất nhập khẩu súc sản và thổ sản Trung Quốc cộng tác xuất bản 1991.
Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong – Cây chè Việt Nam – NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.
TCTCVN – Văn hoá Trà, xưa và nay – 1997, Hà Nội.
Nguyễn Tuân – Những chiếc ấm đất, Chén trà sương – Vang bóng một thời. NXB Hà Nội, 1998.

Trích “Ngang dọc đường trà” của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay