TIN TỨC

Sự liên quan Văn hóa trà và phật giáo

Wednesday, 03/02/2021

1. Trà thiền nhất vị
Thiền tông là một tông phái hình thành sau khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc và kết hợp với văn hóa địa phương.
Tương truyền, Thiền tông Trung Hoa xuất phát từ Tổ sư đời thứ 28 của Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma. Ông được vị Tổ thứ 27 Bát Nhã Đa La tâm truyền đến Đông độ Trung Hoa xiển dương Chánh pháp nhãn tạng của Như Lai và truyền y bát cho Nhị tổ Huệ Khả cùng những vị đệ tử khác đắc pháp.

Su-lien-quan-van-hoa-tra-va-van-hoa-phat-giao (1)
Lục tổ Huệ Năng xuất thân từ tiều phu, một chữ cũng không biết đã đại ngộ tự tánh mà có kệ rằng: “bồ đề bổn vô thụ, minh kính diệc phi đài…” (Bồ đề vốn không cây, gương sáng cũng chẳng đài), mọi thứ cũng chỉ là hư vô, bản tính ban đầu của con người đều là Phật. Lục tổ Huệ Năng giác ngộ và kế thừa y bát từ Ngũ tổ Hoằng Nhẫn.
Thiền tông tu tập chú trọng vào ba khía cạnh: tọa, thiền, định. Đối với tất cả mọi sự vật do bên ngoài tạo thành đều không có bất kỳ suy nghĩ nào, không nghĩ đến và không thắc mắc, đó gọi là “tọa”, là bước đầu tiên của tọa thiền.

Su-lien-quan-van-hoa-tra-va-van-hoa-phat-giao (2)
Mục đích của tọa là thoát li với thế giới bên ngoài. Từ nền tảng tọa tiến một bước đạt đến tâm không loạn để thấy được bản tâm, đó gọi là thiền. Nhiệm vụ của thiền là làm cho tâm thanh tịnh, tâm bất loạn. Định là trên cơ sở của thiền giữ cho tâm trí và tinh thần hoàn toàn bình tĩnh, ổn định, không gợn chút vọng tưởng và suy nghĩ linh tinh nào.
Thiền tông sử dụng phương pháp tư duy định tọa, thông qua tọa thiền thực hành loại bỏ ảo tưởng và ảo giác trong tâm trí, khôi phục sự yên tĩnh trong tâm trí, để ánh sáng của trí huệ bao trùm. Thiền tông còn yêu cầu thiền sinh trong lúc tọa thiền phải chú ý tập trung tư tưởng, suy nghĩ mới có thể đạt đến ngưỡng thân và tâm nhẹ nhàng yên tĩnh, ánh sáng Phật pháp soi rọi trong tâm.

Su-lien-quan-van-hoa-tra-va-van-hoa-phat-giao8
Khi tọa thiền yêu cầu ngồi đúng tư thế đầu thẳng, lưng hoàn toàn thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngã bên phải, không cúi tới trước cũng không ngã về sau, không động không rung, không xê dịch. Nếu tọa thiền trong một khoảng thời gian dài, chắc chắn sẽ bị mệt mỏi và buồn ngủ, cần làm cho trí não và tinh thần tỉnh táo và phải kiên trì.

Su-lien-quan-van-hoa-tra-va-van-hoa-phat-giao3
Hơn nữa, thiền sinh còn phải giữ giới luật “quá ngọ bất thực” – không ăn sau khi mặt trời đứng bóng. Cho nên, họ dùng trà để tinh thần phấn chấn sảng khoái, đẩy lùi cơn buồn ngủ, thúc đẩy tiết nước bọt làm dịu cơn khát và loại bỏ mệt mỏi, thế là trà trở thành thực phẩm cần thiết lý tưởng nhất cho tăng chúng mà không vi phạm tín ngưỡng và giáo luật. Theo “Cảnh Đức truyền đăng lục”(1) ghi lại: Thiền sư Đạt Ma mặt hướng về vách đá tham thiền nhập định tại Thiếu Lâm tự, Thiên Tứ cho ông trà, dùng trà trong lúc tham thiền, giúp ông thoát khỏi cơn buồn ngủ. Tổ sư miệng ngậm lá trà, thấy giảm mệt mỏi, vị trà vừa ngọt vừa đắng, đắng nhưng hậu ngọt, trong lành và êm dịu, khiến ông ngộ ra huyền cơ, cuối cùng ông ra đi sau chín năm diện bích tham thiền. Từ tư liệu này có thể thấy được: Phật giáo Thiền Tông dùng trà chẳng qua là lợi dụng tác dụng của trà xem như một loại thức uống kích thích cơ thể người tu, làm cho tinh thần sảng khoái, có thể tập trung tinh thần và sức lực hoàn thành việc ngồi thiền và các hoạt động phật sự khác.

Su-lien-quan-van-hoa-tra-va-van-hoa-phat-giao4
(1) Cảnh Đức truyền đăng lục cũng được gọi tắt là Truyền Đăng lục, là tác phẩm lịch sử cổ nhất của Thiền tông Trung Quốc, được một vị Thiền sư thuộc tông Pháp Nhãn là Đạo Nguyên, môn đệ của Quốc sư Thiên Thai Đức Thiều, biên soạn vào năm Cảnh Đức, đời Tống Nhân Tông (1004). Bộ sách này nói về cơ duyên của chư tổ cho đến Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích.
Hơn nữa, Phật giáo kiêng sát sinh và tà dâm, uống trà có thể ngăn chặn các xung động cảm xúc. Ngồi thiền là mục đích, uống trà là phương tiện, uống trà là để phục vụ cho việc ngồi thiền. Kỳ thực, giữa thiền và trà có những điểm tương đồng nổi bật trong bản chất tâm linh bên trong của chúng. Mặc dù văn hóa trà và nhân sinh quan, giá trị quan của các nhà sư có sự mâu thuẩn, thế nhưng tinh thần trà đạo chủ trương lấy trà sửa đức, làm cho tư tưởng nội tâm mạnh mẽ, cùng với chủ trương tư tưởng “tịnh tâm”, “tự ngộ” của thiền tông là nhất quán.

Su-lien-quan-van-hoa-tra-va-van-hoa-phat-giao5
Theo lối sống thanh đạm dưỡng nhan, uống trà làm cho bản chất con người thăng hoa, và Thiền tìm cách vượt ra khỏi thế giới sắc trong sự “tĩnh tâm tự ngộ”, phẩm chất của trà và nguyên tắc của Thiền hòa hợp với nhau trong một bầu không khí văn hóa đặc trưng, đây là sự giao thoa tự nhiên lý thú giữa đặc tính của trà và sự hòa hợp tinh thần bên trong của thiền. Đồng thời, tâm trạng của người thưởng trà và ngồi thiền đều giống nhau.

Su-lien-quan-van-hoa-tra-va-van-hoa-phat-giao6
Trà đạo nghiên cứu việc uống trà theo tuần tự, theo đuổi sự tĩnh lặng và thanh bình trong môi trường và tâm trạng; thực hành tu Thiền thường lấy “pháp lệnh vô thân, tam tư vi giới” làm nền tảng cũng là theo sự yên tĩnh. Mặc dù niềm vui trong trà đạo và tâm thiền khác nhau, nhưng tác dụng tương tự như nhau.

Su-lien-quan-van-hoa-tra-va-van-hoa-phat-giao7
Sự truyền bá của Phật giáo cũng thúc đẩy sự truyền bá của việc trồng trà, pha trà và uống trà. Từ đời Đường, đời Tống, Phật giáo đã phát triển mạnh ở Trung Quốc, các nhà sư đã lan tỏa việc uống trà ra khắp thế giới, họ đã mang kỹ thuật uống trà, sao trà và trồng trà đến khắp mọi miền đất nước, điều này đã thúc đẩy việc uống trà phổ biến khắp cả nước. Đồng thời, một số nhà sư ngoại quốc vừa học phật pháp tại tu viện vừa học hỏi kiến thức về trà từ tu viện, sau khi về nước họ đã mang giống trà về nước để trồng và trà đã được truyền bá ra nước ngoài.
Mùng 8 tháng Chạp, năm Canh Tý
Theo 中国茶经大典 – Trung quốc trà kinh đại điển.
Dâu Tằm dịch

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay