TIN TỨC

Thói quen thưởng trà không đúng cách dẫn đến tác hại nghiêm trọng

Tuesday, 04/04/2017

Uống chè là thói quen của rất nhiều người Việt Nam, tuy nhiên uống như thế nào để có lợi cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Các nhà khoa học đã đưa ra một số điều nên tránh khi dùng loại đồ uống này:

thuong-tra-2

Nhiều người uống mỗi ngày cả lít trà xanh. Khỏe hay không là chuyện cá biệt nhưng càng lúc càng đông sốbệnh nhân tăng chất sắt trong máu, trong gan.Trà, thức uống lâu đời nhất trong lịch sử tiến hóa của con người, đã từ lâu vượt xa chân trời đến khắp năm châu để trở thành thức giải khát được tiêu thụ nhiều nhất sau… nước! Khoảng 4.700 năm trước Công nguyên, trà đã được mô tả trong cổ thư Trung Quốc như thuốc chống tuổi già xồng xộc vào nhà.

qua-trinh-truyen-ba-van-hoa-tra
Chỉ nói riêng ở CHLB Đức, nơi người dân xưa nay mạnh miệng với cà phê, con số hơn 5.000 tấn trà tiêu thụ trong năm vừa qua cho thấy khó có phương tiện truyền bá văn hóa bản sắc phương Đông nào hiệu quả hơn chén trà xanh!Nhiều người khi pha trà cứ tưởng phải nước thật sôi thì trà mới ngon, pha càng đậm càng tốt. Không đúng về cả khẩu vị lẫn mục tiêu phục vụ sức khỏe. Các nhà khoa học ở ĐH Heidelberg, CHLB Đức sau công trình nghiên cứu về trà kéo dài cả chục năm đã chứng minh rõ ràng:

– Liều lý tưởng để tận dụng hoạt chất chống lão hóa của trà là năm tách (150 ml) mỗi ngày. Tách khác xa ly cối. Uống quá nhiều trà dễ dẫn đến rối loạn biến dưỡng do tích lũy khoáng tố sắt vốn có hàm lượng rất cao trong trà. Chính vì thế, không có gì khó hiểu khi chỉ uống vài tách trà thì tinh thần minh mẫn nhưng uống trà quá nhiều thì mệt mỏi lại là dấu hiệu thường gặp, nhất là ở người đã vướng bệnh gan.

– Nhiệt độ lý tưởng để trích ly tối đa hoạt chất trong trà là 75-80°C. Do đó, đừng pha trà với nước vừa nấu sôi mà nên để nguội khoảng năm phút. Để chén trà chỉ chứa toàn hoạt chất hữu ích, thời gian hãm trà cũng đừng lâu hơn bảy phút. Người có cơ tạng quá nhạy cảm nên tránh nước nhất, dù là nước nhất bao giờ cũng… ngon! Ngược lại, nếu muốn uống trà để chống bệnh thì nên pha nước nhất với nước nhì để có được hàm lượng tối đa của hoạt chất chống ung thư và lão hóa. Trà pha rồi vẫn có thể dùng thêm lần nữa nếu đừng để lâu hơn bốn giờ.

– Để ổn định chất lượng phải bảo quản trà trong chai lọ đậy thật kín vì hương vị và hoạt chất của trà dễ bị phá hủy bởi không khí và ánh sáng. Trà nên được đóng gói riêng biệt để giữ hương vị độc đáo. Tuyệt đối không nên giữ trà trong tủ lạnh vì trà sẽ tự “ướp” tất cả mùi thức ăn chứa trong tủ lạnh!

hai-che-12Trên là những nghiên cứu từ các nhà khoa học. Còn đây là những lưu ý khi thói quen uống trà và sử dụng trà không đúng cách:

thuong-tra-2

Những ai không nên uống trà?

+ Người bị bệnh dạ dày: chất tanic trong trà kìm hãm dung môi este phosphate có trong dạ dày. khi hoạt tính của dung môi này bị kim hãm, tế bào thành dạ dày sẽ tiết ra một lượng acid lớn làm cho bệnh loát dạ dày nặng thêm.
+ Bệnh nhân táo bón: uống nước trà sẽ làm chậm nhu động ruột, khiến bệnh táo bón ngày càng nặng.
+ Bệnh nhân Gan: chất Caffeine và tanic trong nước trà sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của Gan, khiến Gan bị suy yếu.
+ Ngoài ra, bệnh nhân thiếu máu, rối loạn tâm thần cao huyết áp, mất ngủ, phụ nữ amng thai hoặc sản phụ sau khi sinh cũng không nên uống nước trà.

Đun hoặc hãm trà trong phích nước nóng

Một số người có thói quen đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng để uống. Cách uống trà như vậy không có lợi, bởi lẽ khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao, chất axit tannic trong lá chè hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn.Đồng thời bạn không nên đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng vì khi đó, vitamin C trong lá chè sẽ bị phá hủy, nước lại có vị đắng chát. Cũng không nên nhai nuốt lá chè vì có thể sẽ “ăn” vào một số chất gây ung thư.Nếu cứ uống trà theo cách đó, không những nước chè có vị đắng chát, mà chất dinh dưỡng có trong lá chè còn giảm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà nước pha trà cũng nên giữ ở 80 độ C là tốt nhất.

thuong-tra-2

Nhai và nuốt bã trà

Nhai sống lá chè rồi nuốt là một thói quen không có lợi. Trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá chè bị phân giải do nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene.Loại chất này khó tan trong nước nên khi pha trà uống, nó không vào cơ thể được. Nhưng nếu nhai nuốt trực tiếp, độc chất sẽ vào gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.

Uống trà ngay sau bữa ăn giảm hấp thụ sắt và protein

Trong lá chè có nhiều axit tanna. Sau khi ăn nếu uống trà ngay sau khi ăn khoảng 15 phút, thì các chất dinh dưỡng như protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với axit tannic, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.Các tính toán cho thấy, nếu sau bữa ăn bạn pha 15 g chè uống, lượng hấp thu sắt trong thức ăn sẽ giảm 50%, vì vậy nếu bạn áp dụng thói quen này lâu ngày dễ sinh chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Trà pha và để lâu khi uống sẽ làm tăng khả bị bênh Gout

Nếu pha trà để quá lâu (vài tiếng), lượng caffeine tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy.Lượng axit tannic trong nước chè để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gout và bệnh tăng axit uric. Do vậy, pha trà sau 4-6 phút uống là tốt nhất.

thuong-tra-2

Thói quen uống trà quá đặc gây mất ngủ

Trong nước chè đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt, việc uống trà đặc trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.
Ngoài ra, axit tannic trong nước chè đặc sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B trong cơ thể, dễ gây bệnh thiếu vitamin B. Axit tannic làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.

Uống trà lúc đói

Khi đói bụng, việc uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Do lúc đói, hiệu suất hấp thu cao nên một lượng lớn thành phần không có lợi trong lá chè được hấp thu vào trong máu, gây nên hiện tượng “say chè”.

Uống trà ngay sau khi sử dụng thịt dê, thịt chó

Thịt dê, thịt chó là loại thực phẩm giàu đạm, còn trong lá chè có nhiều axit tannic.
Nếu sau khi ăn thịt dê thịt chó lại uống nước trà ngay, axit tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin. Đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.

Sử dụng nước trà để uống thuốc: Làm giảm tác dụng của thuốc

Nhiều người có thói quen dùng nước chè để uống thuốc hoặc uống thuốc xong lại uống trà ngay. Làm như vậy là không khoa học, bởi lẽ khi pha trà, các chất có trong lá chè như axit tannic, theine, caffeine…, một số vitamin được hòa tan trong nước và các thành phần hóa học trong thuốc không phải lúc nào cũng hòa hợp với nhau . Có rất nhiều loại thuốc có chứa các chất như: glycoside, alcaloide, flavonoid, taninoid, … khi kết hợp với nước trà sẽ làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu.

Ảnh : Thưởng Trà

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay