1. Điều kiện thử nghiệm:
* mỗi loại trà đã pha 10 ~ 15 lần nước
* khoảng cách với lần pha cuối trước đó: 2 ngày 2 đêm trong phòng
* hắc trà shan để nguội lạnh trong chén khải trước khi đậy nắp
* hoàng trà hoang trong chén khải đậy nắp khi chưa nguội hẳn
* bạch trà shan để ngoài không khí, trên lọc trà
2. Kiểm tra sơ bộ trước pha tiếp:
* Hắc trà shan ẩm, có ít bọt bám trên búp trà, nước đọng dưới đáy khải bị văng nhé.
* Hoàng trà hoang ướt, nhiều bọt, có hiện tượng bị nhớt. Nước đọng bị váng rõ
* Bạch trà shan khô ráo, búp trà hơi nở, không có các dấu hiệu lạ khác
3. Pha thử nghiệm nước đầu (tráng lại trà):
* Nhiệt độ nước: ~ 90°C; thời gian hãm: ~ 20s
* Hắc trà shan ra màu đỏ đục, nổi bọt vừa phải, mặt nước có váng, mùi chát nồng
* Hoàng trà hoang màu nước vàng đục, nổi bọt nhiều, mặt nước váng và nhớt, mùi ngái nồng
* Bạch trà shan màu nước vàng (do nhiệt độ nước hơi cao), không váng, không bọt, hương thơm nhẹ, vị ngọt êm
4. Pha thử nghiệm tiếp theo:
* Nhiệt độ nước: 80 ~ 85°C, thời gian: 15s
* Hắc trà shan: màu nước đỏ và bớt đục, trong dần. Hương chát nồng như nước trà tươi ủ kỹ. Vị nửa giống nước trà tươi, nửa giống nước vối, vẫn có ngọt hậu nhưng lại kèm tí he he như ăn vỏ bưởi
* Hoàng trà hoang nước vẫn vàng đục nhờ nhờ. Mùi ngái ngái nồng nồng. Vị chẳng ra đâu vào đâu, lại còn hơi có chút chua chua như thiu.
5. Kết luận:
* Trà để qua đêm để tránh suy giảm chất lượng ít nhất cần phải khô ráo, không bị hấp hơi >> nên phơi trên lưới lọc hoặc trong quả lọc treo thoáng
* Tùy theo mức độ lên men của trà mà độ suy giảm và khả năng hồi phục chất lượng khác nhau (ít nhất về màu nước)
* Khi bị hấp hơi và đọng nước, ảnh hưởng lớn nhất là hương và vị của trà (hương nồng, vị he ngái).
Click Ngay