Dù giá bán cao ngất ngưởng, loại chè này vẫn được nhiều người tìm kiếm, gần Tết mặt hàng này còn “cháy”, khách muốn mua đều phải đặt trước. Loại chè đặc sản này được lấy từ cây chè shan tuyết cổ, có tuổi đời khoảng vài trăm năm. Theo Anh Huy – một nhân viên của cơ sở sản xuất chè Shan tuyết cố, cây chè này một năm thường ra búp vào 4 vụ nhưng chỉ có 2 vụ chính nhiều trà vào đầu năm. Cơ sở sản xuất chè Shan tuyết của chị sẽ thu mua tất cả các tháng trong năm nhưng chỉ bán vào dịp cuối năm.
“Vì số lượng chè Shan tuyết chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước nên tôi chỉ bán để làm quà tặng, biếu vào dịp Tết. Dù vậy, loại chè này chưa năm nào có đủ để bán cho khách, mọi người chủ yếu đều phải đặt trước và ký kết hợp đồng mới có hàng”, Anh Huy cho hay.
Riêng năm nay, cơ sở sản xuất chè của Anh Huy đã chuẩn bị khoảng 20 tấn phục vụ khách hàng trong dịp Tết này. Và công ty của Anh Huy cũng nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ các công ty, doanh nghiệp, cá nhân đặt làm quà tặng Tết cho đối tác, gia đình, nhân viên…
Theo đó, chè Shan tuyết cổ có nhiều phân khúc giá phục vụ khách hàng từ uống phổ thông hàng ngày, làm nguyên liệu pha chế đến sản phẩm cao cấp dành làm quà biếu tặng phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Giá thấp nhất khoảng hơn 700.000 đồng/kg, cao nhất là trà sen giá khoảng 25 triệu đồng/kg. Và giá của các loại trà này đều giữ vững, không biến động nhiều qua nhiều năm.
Với mong muốn làm ra chè chất lượng nhất, cơ sở sản xuất chè của chị Hà thu mua tất cả lượng chè tươi của 2 vùng Tà Xùa (Sơn La) và Suối Giàng (Yên Bái). Vì hai vùng này sẽ làm ra chè có vị ngon nhất. Theo đó, người dân ở 2 vùng này đều được hướng dẫn cách thu hái để 100% sản lượng đạt tiêu chuẩn chế biến trà cao cấp. Ngoài ra, cơ sở sản xuất chè của chị còn hỗ trợ người dân mở rộng diện tích trồng chè Shan tuyết để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường trong tương lai.
Trên thị trường, chè Shan tuyết có đủ 4 dòng của thế giới trà: Trà xanh, hồng trà, bạch trà và Trà ép bánh, với mỗi một dòng sẽ có quy trình chế biến khác nhau. Trong đó, trà ép thành bánh đòi hỏi kỹ thuật cao nhất và không phải ai cũng làm được.
Anh Huy cho biết trà shan tuyết cổ thụ tự nhiên có nội chất rất mạnh nên có thể pha được từ 10 đến 20 lần nước tùy theo dòng trà và dòng sản phẩm. Khi pha trà cần lưu ý không ngâm trà lâu quá 30 giây trong nước thì sẽ lấy được hương vị nội chất tinh tuý của trà.
Theo tìm hiểu, đây là loại chè đặc sản Việt Nam có búp to màu trắng xám, dưới lá chè có phủ một lớp lông tơ mịn, trắng nên người dân gọi là chè tuyết. Chè Shan tuyết có mùi thơm dịu, nước vàng sánh màu mật ong. Chè được chế biến theo phương pháp thủ công của người dân tộc Tày, Mông, Dao.
Để hái chè, người dân phải trèo lên những cây chè cao, có độ tuổi lên đến vài trăm năm. Thông thường, cây chè này được canh tác hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng bất cứhóa chất hay phân bón gì nên được xem là chè sạch. Và chúng có nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái.
Nhưng chè có vị ngon nhất ở Tà Xùa (Sơn La) hay Suối Giàng (Yên Bái). Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hàm lượng chất chống ung thư trong trà Shan Việt cao gấp 11 lần trà xanh tốt nhất của Nhật Bản.
Click Ngay