Nói tới Trà Shan Tuyết (có lúc gọi tắt là “Trà Tuyết”) ở Yên Bái, đa phần mọi người nghĩ ngay tới Suối Giàng. Thậm chí có người khẳng định trà Shan Tuyết tức là Trà Suối Giàng có đau lòng không cơ chứ.
Chả rõ, bởi nó quá nổi tiếng hay trí hiểu biết của người quá hạn hẹp? Thực ra, Shan Tuyết trà từ lâu đã được coi là “Đặc sản” và cũng là thế mạnh trong lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp, góp phần phát triển kinh tế Yên Bái.
Toàn Tỉnh hiện có khoảng 2.500 ha trà Shan Tuyết, tập trung ở 32 xã vùng cao như: Suối Giàng (Văn Chấn); Các bản: Công, Mù, Pá Hu… (Trạm Tấu); Púng Luông, Nậm Khắt (Mù Cang Chải).
Để phát huy lợi thế của cây chè, Yên Bái đã xây dựng Đề án “Phát triển chè vùng cao giai đoạn 2016 – 2020” với mục tiêu: Phát triển vùng chè hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến để tăng thu nhập cho nông dân và các doanh nghiệp làm chè; Nâng cao giá trị sản phẩm chè bằng việc quản lý, bảo vệ tốt nhãn hiệu hàng hóa…
Tỉnh còn hợp tác với Hội đồng tỉnh Val de Marne (Pháp) triển khai Dự án Hỗ trợ phát triển bền vững và gia tăng giá trị kinh tế thương hiệu chè Suối Giàng…, tiến tới xuất khẩu chè sang thị trường Pháp và Châu Âu.
_____
Trong những năm gần đây, Mù Cang Chài luôn là điểm gọi du lịch hấp dẫn. Thế nhưng, đại đa số du khách tới đây chỉ vì những tấm hình ruộng bậc thang mùa lúa chín hay mùa nước đổ mà thôi.Khác hẳn với số đông đó, Lão Trọc đã để tâm tới Trà từ khá lâu rồi.
Đúng ra là phải thẩm trà Suối Giàng như bao người. Nhưng, với bản tính chả giống ai, Lão Trọc lại ngẫm tới Trà Shan Tuyết Púng Luông. Nơi mới được quan tâm phát triển thế mạnh của cây trà một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên, khi qua bản bản Púng Luông, mọi sự bỗng chùng lại khi thấy tấm biển viết tay nguệch ngoạc “BÁN CHÈ SHAN TUYẾT SẠCH”. Giá như không có chữ “Sạch” kia và thời gian cho phép sẽ qua bản, thăm cây trà đúng nghĩa. Thôi thì tạm dùng gói trà của cơ sở Páo Câu, Púng Luông, mua tại chợ phiên xứ Mù cho an tâm cái chữ “sạch” phần nào.
_____
Nhận xét sơ bộ: Chế biến thủ công, cánh trà khá thô, xốp, hương nhẹ nhẹ, rất “mộc”. Tiến hành pha bằng ấm Hồng Sa, nguồn nước máy và cách pha như pha Shan Tuyết xứ Mị (Tà Xùa) mọi khi. Nước trà khá xanh, có nổi váng, hương vị mộc mạc, hương thơm dìu dịu, nhẹ nhẹ, lan toả… khá có hậu. Phải nói là…. Khá ấn tượng với 1 vị khá độc và mộc.
Hy vọng sẽ có những dịp thẩm các loại Shan Tuyết khác của Yên Bái cũng những người chế biến ra nó tại chính nơi sản sinh ra nó.
Click Ngay