Cả xã Tà Xùa có tám bản, nhưng chỉ năm bản có trà, trong năm bản đó lại chỉ hai bản có cây cổ thụ hoang dã, mà tập trung chủ yếu ở bản Bệ với khoảng 400 đến 500 cây do chừng 20 hộ khai thác
Trên vùng núi cao mây phủ-sương mờ, nơi phân chia trời-đất, có những cây trà chứng kiến bao kiếp người tộc Mông, nơi ấy có tên gọi Tà Xùa.
Khác với chè Thái Nguyên, Mộc Châu, Trà Cổ thụ Tà Xùa rất đặc biệt, có búp trắng cánh vàng tạo một hương vị đặc trưng riêng không nơi nào có được, khi pha nước trà có màu vàng sánh như mật ong. Nhấp ngụm trà cổ thụ, cảm giác đầu tiên là vị đắng chát sau đó dần chuyển sang ngọt. Một ấm trà nhỏ nhưng sau bốn, năm lần thêm nước, hương vị trà vẫn thơm, những búp trà cổ thụ nở bung ra như những cánh hoa.
Những cây trà sống cùng người Mông ở độ cao chừng trên dưới 1.600m. Cả xã Tà Xùa có tám bản, nhưng chỉ năm bản có trà, trong năm bản đó lại chỉ hai bản có cây cổ thụ hoang dã, mà tập trung chủ yếu ở bản Bệ với khoảng 400 đến 500 cây do chừng 20 hộ khai thác. Những bản còn lại, gồm Mống Vàng, Chung Chinh, Tà Xùa A và Tà Xùa C có trà thì Mống Vàng có chưa đầy 50 cây trà cổ, còn lại là những cây trà trồng năm 1968 lấy giống từ Suối Giàng, nên được người dân gọi là “chè 68”, một số ít là vườn được gieo hạt từ cây trà cổ cũng chỉ chừng được vài chục năm tuổi. Cả bản Tà Xùa C trồng trà giâm hom khoảng năm 1990, gọi là “chè bầu”, bản Tà Xùa A có tỷ lệ trà giâm hom và trà 68 ngang nhau, bản Chung Chinh xưa kia có trà cổ thụ nhưng trước năm 1968 người dân theo hướng dẫn của ban canh nông, “chặt xuống cho dễ hái” nên toàn bộ cây cổ thụ đã chết, đến 1968 được trồng lại trong toàn bản Chung Chinh thế nên cả bản chè 68 chiếm phần nhiều.
Người Tà Xùa nhiều trà, xong họ không thường uống trà cho lắm, họ dường như không bao giờ uống trà tươi như người Kinh người Thái. Nhưng có một điều đặc biệt, trong lễ cúng “con ma nhà” người Mông ở Tà Xùa cúng bằng ba chén trà thay vì cúng bằng rượu như những nơi khác trong khi thức uống chính của họ lại là rượu chứ chẳng phải là trà, khi được hỏi vì sao, họ trà lời: “con ma nhà không lấy rượu đâu, chỉ lấy trà thôi”.
Từ sau cách mạng, người Tà Xùa mới biết sao trà cho khô bằng chảo gang, rồi bằng lồng quay như hiện nay, chủ yếu vẫn quay bằng tay chứ chưa có động cơ làm thay, một số hộ gia đình gần trung tâm xã thì có điện nên lác đác dùng động cơ thay sức người.
– Trà 1 búp 1 lá : 1,100,000/1kg.
– Trà tà xùa 1 búp 2 lá 850,000/1kg
– Trà tà xùa 1 búp 3 lá 599.000/1kg
Một chén trà Tà Xùa pha đúng cách sẽ khiến bạn thấy được sự thanh khiết từ hương thơm và hậu vị của loại trà này. Vậy làm sao để có được chén trà đó ?. Dưới đây là cách pha trà được tổng kết từ kinh nghiệm mang tính chủ quan của Chè Duy Thịnh [xong cũng đã được nhiều người sành trà kiểm nghiệm và đánh giá cao], nay chúng tôi xin mang cách đó đến với mọi người, rất mong được nhận thêm những góp ý từ cộng đồng để chúng ta có thêm những chén trà ngon!Mời xem hướng dẫn cụ thể tại đây.
Chuẩn bị
Nước: quý vị dùng nước lọc hoặc nước mưa (nếu có), vì các loại nước này hạn chế các tạp chất tạo mùi lạ sẽ làm ảnh hưởng đến hương của Trà.
Trà cụ (căn bản cũng là quan trọng nhất): Ấm chuyên [dùng pha trà], Chén tống [chén to (cũng có thể dùng một chiếc ấm để thay thế) có thể đựng được lượng nước trà đủ san ra các chén trà với số chén theo số người uống], Thìa [dùng để xúc trà tránh tiếp xúc bằng tay] và Chén quân [chén để uống trà], lựa những chiếc chén quân có độ lớn đựng được lượng nước trà đủ cho 3 ngụm một ngụm lớn và hai ngụm bé.
Pha Trà
Uống trà – Thử trà
Trà đã được rót ra chén tống giờ chúng ta rót ra các chén quân để thưởng thức, với chén trà đầu tiên này chúng ta nên uống thành 3 ngụm [cách này vừa để thưởng thức vừa là để tỏ lòng cảm tạ đối với người mời trà cũng là để kiểm tra chất lượng trà]: ngụm thứ nhất bé đủ để nếm ở đầu lưỡi và đồng thời ngửi hương thơm của trà, ngụm thứ hai uống một ngụm lớn gần hết chén trà đẩy cho trà tràn vào mọi ngóc ngách trong khoang miệng (nhưng tuyệt nhiên không được để phát ra tiếng sẽ ảnh hưởng đến cảm giác của người cùng thưởng thức trà) rồi nuốt hết, hãy cảm nhận hậu hương của Trà, ngụm thứ ba uống hết chỗ còn lại nhằm kiểm lại tiền hương, tiền vị và kiểm thêm hậu vị của Trà. Từ chén trà thứ 2 mỗi người uống theo cách riêng của mình, từng ngụm nhỏ hay một ngụm lớn tùy thích sao cho thấy sảng khoái.
Nguồn: Việt Bắc.
Click Ngay