TIN TỨC

Trà cổ thụ Suối Giàng với người H’mong nơi đây

Thursday, 20/04/2017

Từ lâu chè Shan tuyết cổ thụ ở Yên Bái đã là thương hiệu nổi tiếng gắn bó mật thiết với đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số; trong đó, chủ yếu là người Mông. Đây loại trà có màu nước vàng đượm như màu mật ong rừng, khi uống đọng lại hậu vị ngọt lịm. Hẳn là ai thưởng thức một lần rồi sẽ không thể nào quên.

Tra-suoi-giang-1
Không chỉ có giá trị cao về kinh tế, cây chè Shan tuyết còn làm thay đổi cả đời sống văn hóa tinh thần của người Mông. Và một điều quan trọng, đó là cây chè đã giữ chân đông bào người Mông gắn bó lâu dài đối với vùng đất, góp phần giữ gìn và bảo vệ ANTT tại địa bàn vùng cao này.

Xem thêm:

Tìm hiểu trà shan tuyết Khau Mút

Trà hữu cơ Hoàng Su Phì

Introduce Suoi Giang Tea
Vượt gần 100km từ Thành phố Yên Bái, chúng tôi đã đến được nơi mệnh danh là thủ phủ của cây chè Shan Tuyết cổ thụ nổi tiếng.Với rừng chè hàng vạn cây, có tuổi từ 100 đến 300 năm, bám chắc rễ trên sườn núi cheo leo. Suối Giàng của huyện Văn Chấn là nơi có chè Shan tuyết cổ thụ ngon nhất tỉnh Yên Bái.
Ông Giàng A Đằng, Bí thư Đảng ủy xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn Bái cho hay: Chè ở suối Giàng có từ thời xa xưa, từ thời Pháp thuộc thì người ta lên chiếm đóng khu vực Nghĩa Lộ, người ta đã thu mua chè này thông qua trao đổi hàng hóa. Sau giải phóng thì Đảng và nhà nước ta tiếp tục phát triển chè thu mua, tuy nhiên không có nhiều chỉ có bà còn nào lên đây trước họ có ít chè tự nhiên hay vườn chè thì họ bán thôi.

doi-tra-yen-bai2
Chè Shan Tuyết có hương thơm ngát, nước chè óng ánh màu mật ong rừng, vị đậm đà như chính tính cách của người Mông thật thà và chất phác.Với sản lượng 500 tấn búp tươi mỗi năm, giá bán từ 12.000 đồng đến 20.000 đồng/kg búp đang là nguồn thu nhập không hề nhỏ của người Mông tại đây.
Ông Giàng A Đằng cho biết thêm: Chúng tôi có tất cả là 8 thôn trong đó 5 thôn có chè và 5 thôn có chè này có tổng diện tích trên 500ha, các hộ dân ở 5 thôn này hầu như là 90% các hộ có chè, 50% thu nhập của người dân vào sản lượng chè này.
Cây chè Shan Tuyết có nguồn gốc từ xa xưa, mà ngay chính đồng bào người Mông cũng không biết rõ xuất xứ của nó ra sao.Chỉ biết rằng, từ khi cây chè Shan Tuyết trở thành thương hiệu nổi tiếng, thì cũng là lúc đời sống của đồng bào các dân tộc huyện Văn Chấn, đặc biệt là đồng bào người Mông có sự chuyển biển tích cực.
“Theo từng vụ chè nếu chè đẹp thì mình thu nhập được nhiều chè xấu thì được ít..nó giúp cho kinh tế, thu nhập hằng ngày trang trải cuộc sống, sinh hoạt mọi thứ của gia đình.” Anh Nguyễn Văn Huy chia sẻ.
Như vậy, cây chè Shan Tuyết với giá trị văn hóa, giá trị kinh tế của mình đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ cho cả vùng đất còn bộn bề gian khó.
Điều quan trọng hơn, cây chè đã giữ chân đông bào người Mông gắn bó lâu dài đối với vùng đất. So với thế hệ tổ tiên của mình, người Mông không còn đời sống du canh du cư, đốt rừng phá rẫy, cây chè Shan Tuyết, đã giúp họ xóa bỏ được hoàn toàn những hủ tục lạc hậu, không phải thay đổi môi trường sống để kiếm cái ăn cái mặc như một thời đã xa.

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay