Rất nhiều bạn trẻ sử dụng bột matcha trà xanh và gửi về Chè Duy Thịnh những email thắc mắc “Em muốn biết quy trình sản xuất bột trà xanh ” , “Chè Duy Thịnh cho tôi biết quy trình sản xuất matcha trà xanh như thế nào?”.
Rất nhiều bạn trẻ sử dụng bột matcha trà xanh và gửi về Chè Duy Thịnh những email thắc mắc “Em muốn biết quy trình sản xuất bột trà xanh ” , “Chè Duy Thịnh cho tôi biết quy trình sản xuất matcha trà xanh như thế nào?”…Hôm nay Chè Duy Thịnh xin gửi đến quý trà hữu – quý khách hàng quy trình sản xuất bột matcha trà xanh thông dụng nhất.Hi vọng sẽ là 1 bài viết đầy đủ thông tin giải đáp được những thắc mắc gửi đến quý khách hàng và quý trà hữu.
1.1. CHĂM SÓC TRÀ
Vào đầu tháng 4, khi những chồi non đầu tiên xuất hiện trên đình cành của cây trà xanh, giống trà Camellia sinensis – loại được lựa chọn để làm ra Trà Matcha và Gyokuro.
Những đọt trà non tươi này được che phủ ngay lại bởi một khung giàn lớn, phủ rơm phía trên trong khoảng 3 tuần. Việc này làm giảm tỉ lệ ánh sáng chiếu xuống búp trà, làm giảm tỉ lệ quang hợp.
Kết quả là làm cho lượng Theanine tăng nhiều hơn 7 -10 lần so với búp trà xanh thông thường.
Các Axit amin chịu trách nhiệm giữ cho hương vị trà xanh được vẹn toàn sau khi đã được chế biến thành bột matcha hay trà loại Gyokuro.
1.2. THU HOẠCH BÚP TRÀ
Trong lịch truyền thống của Nhật Bản, ngày 3 tháng 2 là “Lập xuân” (Risshun – 立春) ngày đầu tiên của mùa xuân, thì sau đó 88 ngày (gọi là Hachijuhachiya).
Hachijuhachiya là 1 ngày vô cùng đặc biệt đôi với những người trồng trà, đó là ngày khởi đầu cho vụ thu hoạch trà trong năm, mặc dù ngày này có thể không trùng lặp giữa năm này và năm khác.
Hachijuhachiya thường diễn ra vào những ngày đầu tiên của tháng 5.
Thời điểm này mẻ trà đầu tiên được thu hoạch cẩn thận, chúng là những búp non đầu tiên trong năm, được xem xét, tuyển lựa và thu hái bởi những người sành trà, đảm bảo tuyệt đối về chất lượng, độ tươi và hương vị.
1.3. QUÁ TRÌNH HẤP BÚP TRÀ
Một sự khác biệt quan trọng giữa trà xanh Nhật Bản và các loại trà khác (trà đen, trà ô long, trà xanh Trung Quốc hay Đài Loan) là lá trà Nhật được hấp chín sau khi thu hoạch.
Quá trình hấp trà kéo dài khoảng 15-20s, và việc này phải được thực hiện sớm, trong vòng 12 – 20h sau khi búp trà được hái xuống khỏi cành cây.
Mục đích của việc hấp lá trà ngăn cho chúng không bị oxi hóa.
Nhờ quá trình hấp này hầu hết các búp trà vẫn có được màu xanh tự nhiên, hương thơm và các thành phần dinh dưỡng được giữ lại vẹn toàn.
1.4. QUÁ TRÌNH LÀM LẠNH VÀ SẤY KHÔ
Trong khi các lá trà rời như Gyokuru và Sencha được cuộn lại và xoắn chặt sau khi sấy, thì búp trà để làm Matcha không được cán, không xoắn.
Thay vào đó chúng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong một máy khí lớn đa ngăn. Tại đó, các búp trà được thổi nhẹ nhàng xung quanh, và làm mát bằng luồng không khí lưu thông chậm rãi, chúng được phân tán trên mặt phằng lớn để khô đều hơn.
Trước khi quá trình sấy kết thúc, vác búp trà được đưa vào 1 cái lồng đặc biệt để gân và cuộng lá được tách ra khỏi lá trà.
Phần thịt lá còn lại được gọi là Tench. Tencha chính là nguyên liệu để làm ra bột matcha.
1.5. NGHIỀN TENCHA TRÊN CỐI ĐÁ GRANIT THÀNH BỘT MATCHA
Đây là bước cuối cùng trong quy trình sản xuất bột Matcha.
Nghiền Tencha thành bột mịn bằng cối đá Granit, loại bột thu được này gọi là bột Matcha.
Hơn 800 năm qua, đây là phương pháp sản xuất matcha truyền thống, quá trình xay này được thực hiện thủ công hoàn toàn.
Tuy nhiên ngày nay, với công nghệ vượt trội của người Nhật, họ đã nghiên cứu và cho ra đời các dây chuyền cối đá xay tự động, với kết quả cho ra loại bột Matcha có chất lượng tương đồng phương pháp truyền thống, đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu về bột Matcha ngày một lớn trên toàn thế giới.
Sử dụng nguồn nguyên liệu 100% từ lá trà shan tuyết cổ thụ Suối Giàng Yên Bái: Được làm từ lá trà xanh tươi tự nhiên. Trà xanh được làm sạch, sao sấy khô bằng lò sao sấy chè, làm mịn bằng máy xay chuyên dụng, đóng hũ thủy tinh thành phẩm. Sản phẩm được chuyển đến tay người dùng hàng ngày, trà luôn mới từ cơ sở sản xuất của Chè Duy Thịnh.
Chè Duy Thịnh đặt hàng bà con H’mong thu hái lá trà cổ thụ Suối Giàng , thời gian thu hoạch lâu hơn, Chè Duy Thịnh chủ động thu hái lá trà bánh tẻ để làm bột. Lá trà nuôi tự nhiên thu hái được ít hơn, giá thành cao hơn so với trà thường bày bán ngoài chợ nhưng đổi lại các bạn có thể an tâm để sử dụng dưỡng da hay làm bánh, làm thạch , cho vào đồ ăn…
Bột Trà xanh Chè Duy Thịnh giống như các sản phẩm khác, chỉ thuần nguyên liệu lá trà vì thế thơm mát hương thơm của lá trà xanh, vị đặc trà xanh, không có mùi vị nào khác. Ngoài ra, vì là trà bánh tẻ trồng tự nhiên nên màu sẽ đậm hơn, không xanh non mơn mởn như nhiều loại khác trên thị trường.
Bột trà xanh Chè Duy Thịnh có tan trong nước không? Chè Duy Thịnh trả lời: Bột trà xanh nguyên chất là chất xơ không tan trong nước. Vì thế thường khi dùng các bạn sẽ trộn cùng sữa chua không đường hay mật ong hoặc pha thêm thành phần các loại bột khác như tinh cám gạo … để làm mặt nạ cho dễ kết dính hơn.
Bột trà xanh Chè Duy Thịnh đóng trong gói zipper ngay sau khi hoàn thành sản phẩm. Hạn sử dụng tốt nhất trong vòng 3 tháng trở lại. Bạn có thể sử dụng dài hơn, đến 6 tháng nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Như đã nói bên trên, Chè Duy Thịnh đặt an toàn lên hàng đầu, lá trà làm bột là lá trà già, không phải trà búp, vì thế màu sắc sẽ không bắt mắt đồng đều như các loại trà sản xuất công nghiệp. Nhưng về chất lượng, quy trình, vệ sinh, Chè Duy Thịnh luôn chú ý rất kĩ lưỡng. Màu sắc bột trà xanh cũng phụ thuộc vào từng đợt thu lá, vì màu sắc lá, độ xanh, non, tươi bị chi phối bởi mưa nắng của đất trời tự nhiên.
Click Ngay