TIN TỨC

Cách chăm sóc ẤM TỬ SA

Monday, 06/03/2017

Sau khi ấm mới trải qua quá trình khai ấm là khi chúng ta có thể sử dụng. Quá trình sử dụng cũng chính là quá trình dưỡng ấm. Trái với quá trình khai ấm, quá trình dưỡng ấm cần thời gian dài, yêu cầu sự nhẫn nại. Dưỡng ấm cũng như dưỡng tính.

phan-loai-am-tu-sa

Một chiếc ấm được dưỡng tốt nó phải nổi bật lên màu sắc tiềm ẩn bên trong, độ sáng bóng và màu của đất hội tụ bên trong. Ấm trà Tử sa giống như người quân tử, khiêm tốn và nghiêm khắc với chính mình. Phương pháp dưỡng ấm rất đa dạng nhưng các nguyên tắc cơ bản đều giống nhau, dưới đây là 6 điểm chính:

 

1. Rửa sạch toàn bộ trong-ngoài thân ấm;

2. Tuyệt đối tránh tiếp xúc với nước bẩn và các tạp chất;

3. Khi thưởng trà luôn dùng nước trà tưới lên thân ấm;

4. Lau nhẹ nhàng thân và toàn bộ các bộ phận của ấm;

5. Sau khi dùng xong để ấm khô ráo sạch sẽ;

6. Ấm dùng lâu cần có thời gian nghỉ.

 

Trong quá trình dưỡng ấm cần thường xuyên chú ý từng giọt nước đọng trên các chi tiết nhỏ của ấm, các vị trí dễ đọng nước nếu không được chú ý sẽ khiến chiếc ấm lên nước không đồng đều thậm chí tạo những vết loang trên thân ấm.

Xem thêm:

Thập đại danh trà đất việt

Những loại trà cụ phải có khi thưởng trà

Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả

5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa

Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX

Quy trình chế tạo Ấm Tử Sa Nghi Hưng

Làm sạch mùi Ấm Tử Sa

Cách chọn mua Ấm Tử Sa

Phân loại Ấm Tử Sa

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng và dưỡng ấm:

– Trong quá trình pha trà phải luôn đảm bảo ấm sạch sẽ, đặc biệt không được để nước bẩn vào ấm Tử sa, đảm bảo kết cấu ấm Tử sa luôn thông suốt.

– Trong quá trình pha trà, trước tiên phải đổ tràn nước vào ấm và toàn thân ấm. Sau đó, lại tưới nước lên một lần nữa bên ngoài ấm, giai đoạn này còn được gọi là “ nhuận ấm”.

– Thường xuyên dùng vải mềm lau khô thân ấm, không được để nước trà lưu lại trong ấm. Nếu không, lâu ngày ấm sẽ có những vết ố của trà, ảnh hưởng tới màu sắc, chất lượng ấm Tử sa và trà. Sau 1 khoảng thời gian pha trà, Ấm Tử sa cần phải được “nghỉ ngơi” – thường là để ấm sạch sẽ khô ráo trong 3 – 5 ngày, để toàn thân ấm (đặc biệt là phần trong ấm có kết cấu lỗ khí) tuyệt đối khô ráo.

Tác giả: Nghệ nhân Chu Lực / Dịch: Dương Hải

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay