TIN TỨC

Sa nguyên khoáng và tử sa ngoại sơn là gì?

Wednesday, 06/05/2020

“Sự khác nhau cơ bản giữa tử sa nguyên khoáng và tử sa ngoại sơn là gì?”
“Tại sao tử sa nguyên khoáng dùng để pha trà lại ngon hơn và lên nước đẹp hơn tử sa ngoại sơn?”

Sau một quá trình tìm hiểu tài liệu, em đã về cơ bản giải đáp được câu hỏi này. Trong bài viết này em có sử dụng các nguồn sau: thành quả nghiên cứu của các thày Hou Jiayu, Kang Baoqiang, Yan Jianhua, Miao Jianmin của trường Đại học Công Nghiệp Bắc Kinh, Viện Bảo Tàng Cố Cung được công bố vào tháng 8 năm 2016, bài so sánh giữa sự giống và khác nhau giữa nguyên liệu tử sa Hoàng Long Sơn và các tỉnh lân cân được đăng trên tạp chí “Gốm sứ Giang Tây” vào tháng 4 năm 2016, các tài liệu của mạng Chính Kiến và Tinh Quang Thiền Xã.

khoang-tu-sa-tim-hieu (1)

Thành phần hóa học giữa đất tử sa Hoàng Long Sơn và đất tử sa vùng lân cận là gì?

Để làm rõ vấn đề này, chúng ta sẽ dùng 3 mẫu đất: mẫu tử nê ở Hoàng Long Sơn – Nghi Hưng, mẫu tử nê ở Trương Chử – Nghi Hưng, mẫu tử nê ở huyện Quảng Đức – tỉnh An Huy (ảnh 1). Mẫu đất Hoàng Long Sơn có màu tím đậm và có các đốm màu xanh xám, mẫu đất Trương Chử bề mặt màu đỏ lẫn vàng, bên trong màu tím đậm, mẫu đất An Huy màu tím đậm.

khoang-tu-sa-tim-hieu (6)

Kết quả phân tích thành phần hóa học trong quặng gốc như ảnh 2.

Kết quả này cho thấy, hàm lượng Al2O3 trong 3 loại tử nê khá cáo, từ 22-25wt.%, nằm giữa đất cao lanh và đá sứ; còn tỉ lệ mol giữa SiO2 và Al2O3 khá thấp, từ 4.10-4.90. Hàm lượng cao Al2O3 có tác dụng nâng cao độ cứng của thành phẩm, tỷ lệ mol thấp cho thấy mức độ chịu nhiệt và tính ổn định nhiệt tốt.

Các bài viết liên quan đến Đất :

Tìm hiểu về đất Mặc Lục Nê
Đặc điểm đất Đế Tào Thanh
Cách nhận biết Tử Sa Rạn
Tìm hiểu đất Mặc Lục Nê
Sơ lược về đất Thiên Thanh Nê
Tìm hiểu về đất Đoan Nê trong tử sa Nghi Hưng
Đất thiên thanh nê trong cuốn Dương Tiện Minh Sa Thổ
Tìm hiểu về chất men Thiên Mục – Tenmoku

Hàm lượng Fe2O3 là một đặc điểm khác của nguyên liệu tử sa, đạt 7-9wt.%, đây cũng là nền tảng để thể hiện màu tím của đồ tử sa.Từ bảng này cho thấy, thành phần hóa học của cả 3 loại đất tử sa về cơ bản giống nhau.

tra-long-tinh-duythinhtea (9)

Tử sa khác với các loại đồ gốm khác, là do sau khi nung xong, bề ngoài của đồ tử sa sẽ có cảm giác cát được hình thành từ những hạt thạch anh và vẻ ngoài màu tím đỏ. Chúng ta có thể nhìn ảnh phóng đại bề mặt tử sa bên dưới, có thể thấy các hạt thạch anh và mảnh mica màu trắng (vì số lần phóng đại thấp nên không nhìn được cao lanh, hydromica…). Từ ảnh này ta có thể thấy rằng các khoáng chất phân bố khá đều trong đất Hoàng Long Sơn (ảnh 4a), còn các hạt thạch anh và mảnh mica trong đất Trang Chư khá ít, kích thước nhỏ (ảnh 4b). Đất An Huy (ảnh 4c) các hạt thạch anh và mảnh mica phân bố không đều, phần trên có mật độ dày còn phần dưới hầu hết đều là đất nền. Ngoài ra kích thước hạt thạch anh ở loại đất của An Huy có sự khác biệt khá lớn (như ảnh 4d), phần lớn kích thước là khoảng 50µm, nhưng cũng có một số ít kích thước hạt đạt tới 300µm; chiều dài của mảnh mica cũng từ 50µm đến 600µm.

 

thuong-thuc-tra-suoi-giang (29)

Vậy sự khác biệt giữa ba loại đất này là gì?

Nếu dùng kính hiển vi để soi thành phẩm đất sau khi nung xong thì chúng ta sẽ thấy đất tử sa Hoàng Long Sơn có “cấu trúc cốt liệu”. Giữa các cấu trúc cốt liệu này, giữa cấu trúc cốt liệu và chất kết dính sẽ hình thành các khí khổng hình chuỗi, vây quanh các cấu trúc cốt liệu này, trong nội bộ cấu trúc cốt liệu cũng hình thành những khí khổng hình oval; hai loại khí khổng này tạo thành cấu trúc “khí khổng kép” của tử sa, cũng chính cấu trúc này khiến đồ tử sa có tính thấu khí tốt và lưu được hương trà. Đồng thời, khi quan sát thêm, chúng ta thấy kích thước các cấu trúc cốt liệu này từ 300-900µm, trong nội bộ của nó có rất nhiều hạt thạch anh, mảnh mica…, và kích thước hình dạng của những khoáng chất này không có sự khác biệt rõ rệt so với bên ngoài cấu trúc cốt liệu.

khoang-tu-sa-tim-hieu (5)

Nhưng khi sử dụng kính hiển vi để quan sát cấu trúc đất của đất tử nê Trương Chư Nghi Hưng và đất tử nên huyện Quảng Đức tỉnh An Huy, thì không phát hiện ra những cấu trúc cốt liệu như đất tử nê hoàng long sơn, nên thành phẩm sau khi nung sẽ không có cấu trúc “khí khổng kép” như đất Hoàng Long Sơn, và tính thấu khí cũng kém hơn.

khoang-tu-sa-tim-hieu (4)

Kết luận:

Thành phần khoáng chất của ba loại đất khá giống nhau, có thể đơn độc nung ra thành phẩm mà không cần thêm bất kỳ nguyên liệu khác. Nhưng có sự khác biệt lớn về cấu trúc hiển vi, chỉ có đất tử nê Hoàng Long Sơn mới có cấu trúc “khí khổng kép” làm tăng tính thấu khí và khả năng giữ mùi hương cho loại đất này. Đồng thời do đất tử nê Hoàng Long Sơn có các hạt mica và thạch anh phân bố đều nên cảm giác hạt ngoại hình của nó sẽ tốt hơn.

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay