Nghệ thuật ấm Tử Sa là một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc, vì vậy người sành trà không thể không có bộ ấm tử sa Nghi Hưng để thưởng ngoạn. Loại trà cụ cụ.
Nghệ thuật ấm Tử Sa là một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc, vì vậy người sành trà không thể không có bộ ấm tử sa Nghi Hưng để thưởng ngoạn. Loại trà cụ nổi tiếng này với những huyền thoại như pha trà không cần trà, lưu trà 5 ngày không hỏng… luôn luôn mê hoặc trà nhân.
Ấm Tử Sa là một loại trà cụ thân thuộc với người uống trà,là một thành phần không thể thiếu được trong bộ trà cụ của người sành trà chẳng thế mà các cụ nhà ta đã có câu : “ Nhất nước – Nhì trà – Tam Pha – Tứ ấm “ . Ở Trung Hoa đất tử sa đã được tìm thấy và được chế tạo thành những chiếc Ấm Tử Sa đầu tiên và khoảng hơn 1000 năm trước . Càng về sau Ấm Tử Sa ngày càng được những người yêu trà tin dùng do những đặc tính rất đặc biệt của đất tử sa mà chỉ vùng Nghi Hưng mới có. Đó là đặc tính thẩm thấu hương trà,càng dùng lâu thì pha trà càng ngon nhất là nếu chỉ dùng một ấm pha duy nhất một loại trà , ngoài ra Ấm Tử Sa còn có khả năng giữ trà lâu bị mốc nếu quên không đổ trà trong ấm. Ấm Tử Sa còn có những đặc tính quan trọng khác nhưng là do các nghệ nhân làm ấm tạo nên như : dòng chảy tốt và mềm như lụa, nắp ấm khít không làm bay hương trà và nước trà không bị nhỏ ra khỏi miệng ấm, nhiều kiểu dáng phong phú phục vụ tốt cho nhiều sở thích thẩm mỹ khác nhau .
Khác với những đồ gốm khác, tử sa đòi hỏi một quy trình công nghệ công phu hơn nhiều. Cả vùng Vô Tích, nói rộng ra trên toàn cõi Trung Hoa, duy nhất vùng Tinh Sơn có thổ khoáng tử sa. Vùng đất này như trong huyền thoại kể, đào xuống sẽ gặp đất tử sa 5 màu: đen, đỏ, tím, xanh, vàng… Màu vàng (thạch hoàng) khi nung lên cho màu đỏ (chu sa), đất xanh lam qua lửa chuyển thành nâu đậm “gan gà”, đất màu vàng nhạt hỏa biến sang thành lam sa v.v… Nguyên liệu tử sa hoàn toàn phải khai thác thủ công bằng tay, không dùng chất nổ để giữ tinh khí cho đất; bởi trong sa khoáng tử sa có rất nhiều lỗ nhỏ li ti, khi bị nhiễm khói thuốc sẽ không tẩy sạch được ảnh hưởng đến chất lượng trà. Các nghệ nhân còn lưu truyền cái “ngón bí quyết” trộn đất theo những tỷ lệ riêng tạo ra các màu đặc biệt: huyền sa, tử sa (ánh tím) là những công thức gia truyền.
Tử sa được luyện và trộn với sa khoáng trầm tích khai thác ở vùng Tinh Sơn xay nhuyễn. Tỷ lệ pha trộn bột đá trầm tích chính là bí quyết và làm thất vọng biết bao kẻ “đạo chích” theo nghiệp làm giả ấm tử sa. Bột trầm tích này mang đến cho ấm tử sa 23 nguyên tố vi lượng trong đó có sắt nên khi dùng trà bằng ấm tử sa vô hình chung ta đã dùng một loại nước trà khoáng hóa rất có lợi cho sức khỏe. Cũng nhờ yếu tố này, ấm tử sa thứ thiệt không bị “chân giả” lẫn lộn bởi nó luôn có tiếng thanh trong khi được gõ vào. Âm thanh này rất đặc trưng mà các loại ấm gốm khác không thể nào có được. Bột trầm tích trộn bên trong làm cho ấm tử sa xốp thông thoáng với bên ngoài, vậy người đời truyền tụng kiệt tác “tử sa” có thể ngắm thấy mức trà trong ấm và trà ủ trong ấm không bị biến chất trong suốt 5 – 6 ngày. Ấm tử sa được nung trong lò nhiệt độ rất cao trên 1.200ºC làm cho sản phẩm chắc bền hơn hẳn những ấm gốm dùng thông thường chịu đựng tốt trước mọi biến đổi nhiệt độ và có thể đun trực tiếp trên bếp lò.
Xem thêm:
Những loại trà cụ phải có khi thưởng trà
Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả
5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa
Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX
Quy trình chế tạo Ấm Tử Sa Nghi Hưng
Tuyệt tác ấm tử sa là các tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, nó không chỉ có công năng sử dụng như một loại trà cụ mà còn là những vật trưng bày, sưu tập và gia bảo. Bởi vậy ngoài dòng thương phẩm sản xuất hàng loạt, người ta chú trọng đến dòng tử sa nghệ thuật mà các nghệ nhân mài công, vắt óc nghiền ngẫm chế tạo ra chúng. “Ấm nào, nắp ấy” là một nguyên tắc bất di bất dịch cho mỗi bộ ấm tử sa thứ thiệt, nghệ nhân tạo ra nó có một độ chính xác đến kinh ngạc không chênh một sợi tóc. Bởi vậy trà nhân có thể ung dung khi rót ấm tử sa ở góc nghiêng 90º mà không hề sợ rơi nắp ấm. Ấy cũng là vì sao không bao giờ nắp ấm tử sa bị “xiềng xích” bởi sợi dây bảo vệ của chủ nhân. Miệng vòi, mặt thoáng ấm phải luôn trên mặt phẳng, khi chế đầy nước, trà không bị tràn ra vòi. Tạo tác vòi ấm là một bí quyết, vùng đất “dụng võ” cho các nghệ nhân thi thố tài năng. Tạo các dòng nước trà xoáy vặn lung linh, dòng nước kép nhị tuyền v.v… và khi ngưng rót, nước trà không lem trên miệng vòi luôn là những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe phải đạt được của những tác phẩm muốn lưu danh.
Loại hình kỷ hà theo nguyên tắc đối xứng cân đối như tròn, vuông, lục giác v.v… Loại hình mô phỏng thiên nhiên như trái phật thủ, chiếc lá hoặc hình sừng tê giác v.v… Loại thứ ba kết hợp cả hai nguyên tắc trên để tạo dáng vừa cân xứng vừa thiên nhiên như trái bí ngô, trái đào tiên, đóa hoa sen v.v…
Loại Thực Dụng : Là hàng sản xuất đại trà có nhiều người làm. Công nghệ sản xuất không cao, sản xuất với số lượng lớn, chủng loại đơn điệu. loại Ấm này tiện dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày và không dùng để sưu tầm và thưởng ngoạn.
Loại Hàng Tốt : Ấm Tử Sa tốt được thợ giỏi làm, Ấm được chế tạo kỹ càng nhưng do trình độ văn hóa, tố chất kỹ thuật của người thợ nên các sản phẩm của họ phần lớn là mô phỏng lại hình dáng kiểu xưa. Một phần ít sáng tác các tác phẩm mới.
Loại Hàng Do Thợ Danh Tiếng Làm : Loại hàng này được gọi là sản phẩm đặc biệt do những người thợ suất sắc trong nghề làm ra. Số lượng sản phẩm cũng rất hạn chế. Nó luôn là đối tượng tìm kiếm để sưu tầm và thưởng ngoạn.
Loại Có Tính Nghệ Thuật Cao : Là đỉnh cao để thưởng ngoạn và sưu tầm. Các sản phầm này thể hiện tố chất văn hóa của người chế tạo ra nó và sức sống nghệ thuật mà nghệ nhân đặt vào trong sản phẩm. Sản phẩm này chế tạo tinh vi, công phu có công dụng độc đáo và dùng chất liệu đất quý.
Sau khi ấm mới trải qua quá trình khai ấm là khi chúng ta có thể sử dụng. Quá trình sử dụng cũng chính là quá trình dưỡng ấm. Trái với quá trình khai ấm, quá trình dưỡng ấm cần thời gian dài, yêu cầu sự nhẫn nại. Dưỡng ấm cũng như dưỡng tính. Một chiếc ấm được dưỡng tốt nó phải nổi bật lên màu sắc tiềm ẩn bên trong, độ sáng bóng và màu của đất hội tụ bên trong. Ấm trà Tử sa giống như người quân tử, khiêm tốn và nghiêm khắc với chính mình.
Phương pháp dưỡng ấm rất đa dạng nhưng các nguyên tắc cơ bản đều giống nhau, dưới đây là 6 điểm chính:
– Rửa sạch toàn bộ trong-ngoài thân ấm;
– Tuyệt đối tránh tiếp xúc với nước bẩn và các tạp chất;
– Khi thưởng trà luôn dùng nước trà tưới lên thân ấm;
– Lau nhẹ nhàng thân và toàn bộ các bộ phận của ấm;
– Sau khi dùng xong để ấm khô ráo sạch sẽ;
– Ấm dùng lâu cần có thời gian nghỉ.
Về cơ bản cách chăm Ấm Tử Sa sẽ như trên.Trong bài viết tới chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết hơn để Quý Trà Hữu chăm sóc Ấm Tử Sa tốt hơn.
Nhìn
– Nhìn bề ngoài: Thuần đất tử sa có năm màu, thường gọi là ngũ sắc thổ, đó là màu của các chất khoáng kim loại. Chúng không bóng loáng, không quá đẹp, chỉ có độ bóng sáng mờ.
– Nhìn bên trong: Đất tử sa không thể quay như các loại đất khác, chỉ có thể nối lại với nhau, nên khi ta nhìn và dùng tay cảm nhận trong bụng ấm sẽ nhận ra một vết nối, thường nằm bên quai ấm. Trong bụng ấm còn có những chấm sáng như kim tuyến, đó là thạch anh có sẵn trong đất tử sa.
Ngửi: Ngửi phần trong bụng ấm tử sa. Ấm mới ra lò chỉ có mùi đất và hỏa khí. Không có bất cứ mùi nào khác.
Nghe:Hiện nay tình trạng làm giả ấm khá tinh vi, người ta có thể dùng nước làm kiếng trộn vào đất, sau khi thành phẩm, tiếng rất vang… nghe còn trong hơn ấm thật. Nên khi mua, đừng nên dùng nắp ấm gõ vào bụng ấm, dễ bị nhầm lẫn… Ta nên bật nắp ấm, sau đó dùng ống nắp ấm trượt nhẹ ba, bốn vòng quanh miệng ấm. Nếu là ấm tử sa thật, âm thanh đanh như sắt, giòn như ngọc như đá.
Chà: Nhìn bề ngoài, ấm có nổi hạt nhỏ như cát, hiện ra sự lồi lõm nhưng khi sờ vào thì mịn màng và trơn láng…
Nguồn: Song Mộc’s Blog, Việt Bắc
Click Ngay