TIN TỨC

Chi nê (脂泥): “Keo 502″ không thể thiếu trong chế tác ấm tử sa

Sunday, 03/05/2020

Lần này chúng ta tìm hiểu về một loại nguyên liệu không thể thiếu trong khi làm ấm tử sa: “Chi nê” (脂泥). Bài viết do em chuyển dịch lại từ tài liệu bên Trung Quốc.

Chi-ne-脂泥

Chi nê – “Keo 502″ trong chế tác ấm tử sa

“Chi nê” không phải là tên của một loại đất tử sa nào cả, mà là “chất kết dính” các bộ phận của ấm tử sa (như quai, vòi, thân, núm…). Người thợ sẽ dùng loại đất dùng để làm chiếc ấm đó đập vụn trên một bề mặt phẳng, sau đó thêm nước và trộn đều mà thành, loại đất này rất đặc, phải đạt đến tiêu chuẩn dùng một chiếc que tre nhấc lên mà không bị chảy xuống.

tra-long-tinh-duythinhtea (9)

Nếu nói một cách dễ hiểu thì đánh chi nê cũng như chúng ta đánh trứng gà, nó vừa phải đều, phải đặc, kết dính tốt. Ở một số chiếc ấm, phần nối giữa các bộ phận của ấm có lỗ hoặc đang dùng bỗng nhiên vòi ấm rơi xuống, đều là do chi nê không đánh đều, không khí trong đất vẫn chưa loại bỏ triệt để.

Các bài viết liên quan đến Đất :

Tìm hiểu về Sa nguyên khoáng và tử sa Ngoại Sơn
Tìm hiểu về đất Mặc Lục Nê
Đặc điểm đất Đế Tào Thanh
Cách nhận biết Tử Sa Rạn
Tìm hiểu đất Mặc Lục Nê
Sơ lược về đất Thiên Thanh Nê
Tìm hiểu về đất Đoan Nê trong tử sa Nghi Hưng
Đất thiên thanh nê trong cuốn Dương Tiện Minh Sa Thổ
Tìm hiểu về chất men Thiên Mục – Tenmoku

Trong quá trình làm ấm có một bước là “thượng chi nê” (chữ Hán: 上脂泥), chủ yếu chia làm 2 bước chính là bôi và dính. Trông thì có vẻ đơn giản, nhưng nó lại là bước thể hiện kỹ thuật chế tác của người nghệ nhân. Tay nghề người nghệ nhân sẽ trực tiếp quyết định tính thực dụng và tính nghệ thuật của một chiếc ấm.

am-tu-sa-gia-tot (8)

Sau khi đánh xong chi nê thì sẽ tới bước “bôi”, dùng chiếc que chi nê hớt một đường chi nê lên, bôi đều lên phần cần dính. Sau hàng nghìn hàng vạn lần luyện tập, người nghệ nhân sẽ nắm được một cách chính xác lượng dùng của chi nê, với người ngoại đạo thì chỉ thấy họ nhấc lên, xoay, quẹt là xong.

 

Dù là ấm toàn thủ công hay bán thủ công, bôi chi nê đều là bước không thể bỏ qua. Còn với ấm làm bằng bàn xoay hay ấm đổ khuôn thì dùng rất ít hoặc thậm chí không dùng đến bước này. Vì vậy, chi nê cũng là một tiêu chuẩn quan trọng dùng để phân biệt ấm tử sa.

am-tu-sa-gia-tot (7)

Sau khi bôi xong là đến công đoạn dính, công đoạn này rất nghiêm ngặt, mỗi người nghệ nhân sẽ có kinh nghiệm, cách nhìn nhận, lối thể hiện khác nhau về vị trí và phương thức gia cố. Nhưng mục đích của họ đều như nhau, đó là đạt đến sự hài hòa, tinh tế, đảm bảo được yêu cầu sử dụng hàng ngày.

 

Đó cũng là lý do cùng sử dụng một chiếc khuôn làm ấm bán thủ công, tại sao có người làm ra thì đẹp, có người thì lại không cân đối. Lý do là vì nắm không vững vị trí kết dính, nên dẫn tới “sai 1 ly, đi 1 dặm” là vì vậy.

Content by Trần Thùy An

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay