Cuốn “Các loại quặng tử sa Nghi Hưng” do Ngô Sơn viết có đề cập đến đất đế tào thanh, nhưng tiếc là phần hình ảnh của quặng không hiển thị đúng màu, nên ít nhiều mất đi giá trị tham khảo. Nay em xin dịch một bài viết về đế tào thanh trong một cuốn sách về tử sa khác.
Ấm đất đáy tào thanh (đã nuôi trà một thời gian ngắn)
Các bài viết liên quan đến Đất :
Tìm hiểu về Sa nguyên khoáng và tử sa Ngoại Sơn
Tìm hiểu về đất Mặc Lục Nê
Cách nhận biết Tử Sa Rạn
Tìm hiểu đất Mặc Lục Nê
Sơ lược về đất Thiên Thanh Nê
Tìm hiểu về đất Đoan Nê trong tử sa Nghi Hưng
Đất thiên thanh nê trong cuốn Dương Tiện Minh Sa Thổ
Tìm hiểu về chất men Thiên Mục – Tenmoku
Đế tào thanh là một loại đất thuộc nhóm tử nê. Quặng gốc đế tào thanh có màu tím hồng, trong màu tím có ánh hồng, tồn tại dưới dạng khối chắc, chất đất rắn, đa phần mặt cắt có những đốm “mắt gà” hoặc “mắt mèo” màu xanh xám, đây là đặc điểm nổi trội nhất của quặng đế tào thanh. Những mắt gà này thực chất là đất bản sơn lục nê . Sau khi được nghiền luyện thành bột và làm ấm, những đốm mắt gà trở thành những hạt màu vàng, gọi là “kim sa ẩn hiện”.
Thành phần của đế tào thanh là hydromica, mica, thạch anh, sắt ô xít…Cụ thể gồm có:
SiO2 57,94%; Al2O3 22,43%, Fe2O3 8,82%, CaO 0,76%, MgO 0,27%, K2O 1,98%, Na2O 0,40%, LOI 5,76%.
Loại đất này có nhiệt độ thiêu kết cao, khoảng 1180 độ C, phạm vi nhiệt nung rộng, từ 1150 độ đến 1250 độ, tính ổn định tốt, tỷ lệ co ngót nhỏ, khoảng 12%. Căn cứ vào tầng đất, có thể chia làm quặng già và quặng non, quặng càng già thì càng nhiều mắt gà, tính cát cũng gia tăng, đất khá xốp, nhưng chịu được nhiệt cao hơn. Tác phẩm ấm làm từ loại đất này có cảm giác hạt mạnh mẽ, tính thấu khí tốt, cổ điển, nhã nhặn. Với nhiệt độ từ thấp đến cao, nó sẽ thể hiện ra các màu tím hồng, dần đến tím nâu, nâu, tím đen. Thích hợp để pha nhiều loại trà như phổ nhĩ, lục trà, ô long…
Click Ngay