Bài viết này em có sử dụng các nguồn tài liệu: cuốn sách cổ “Dương Tiện Minh Hồ Hệ” cuối thời Minh, cuốn “Nghi Hưng tử sa khoáng liệu” – tác giả Ngô Sơn, ảnh chụp quặng gốc và miếng chụp nung thử của bảo tàng tử sa Nghi Hưng, ảnh chụp ấm của bảo tàng gốm sứ Nghi Hưng.
Các bài viết liên quan đến Đất :
Tìm hiểu về Sa nguyên khoáng và tử sa Ngoại Sơn
Tìm hiểu về đất Mặc Lục Nê
Đặc điểm đất Đế Tào Thanh
Cách nhận biết Tử Sa Rạn
Tìm hiểu đất Mặc Lục Nê
Tìm hiểu về đất Đoan Nê trong tử sa Nghi Hưng
Đất thiên thanh nê trong cuốn Dương Tiện Minh Sa Thổ
Tìm hiểu về chất men Thiên Mục – Tenmoku
Trong cuốn “Dương Tiện minh hồ hệ” – cuốn sách về tử sa Nghi Hưng được viết vào cuối thời Minh, đất thiên thanh nê được mô tả như sau: “Thiên thanh nê xuất Lễ Dã đào chi biến ám can sắc”. Giải nghĩa: Thiên Thanh Nê có nguồn gốc từ vùng Lễ Dã, nung ra màu gan tối”.Lễ Dã là một địa danh ở gần dãy Hoàng Long Sơn, nay là khu vực mỏ Đại Thủy Đàm.
Trong cuốn “Nghi Hưng tử sa khoáng liệu” có nói, thiên thanh nê thuộc nhóm tử nê, chất quặng thiên thanh nê đều và mịn (tức là quặng tìm thấy không có sự khác biệt quá lớn về chất lượng, không có loại “quá tốt” hoặc loại “quá tệ”), dễ vỡ, hơi cứng, hàm lượng mảnh mica màu trắng rất ít, bề mặt có những đường vân như trên vỏ loài nhuyễn thể, có những mảng màu trắng như sáp (sau khi nung xong sẽ thành những chấm trắng), bề mặt cắt có màu tím đen ánh hồng. Người xưa vì thấy màu của loại quặng này giống nguyên liệu để nhuộm màu thiên thanh, nên mới đặt tên là “thiên thanh nê”.
Ấm đất Thiên Thanh Nê trong viện bảo tàng gốm sứ Nghi Hưng
Đất sau luyện mịn màng, khả năng tạo hình tốt, phổ nhiệt khi nung rộng. Thường nung ở nhiệt độ 1160-1210, sau khi nung ra có màu gan lợn đậm, bề mặt như lê bì, sắc màu phong phú tinh tế.
Thiên thanh nê được công nhận là 1 trong những loại quặng tử sa có phẩm chất tốt nhất.
Content by Trần Thùy Anma
Click Ngay