TIN TỨC

Quy trình chế tạo đất Tử Sa Nghi Hưng

Tuesday, 07/03/2017

Có thể chia vật liệu chế tác đồ gốm ở vùng Nghi Hưng thành hai loại là đất sét (earth-clay) và tử sa (stone-clay). Mặc dù tử sa có nghĩa là “cát tím”, nhưng sản phẩm gốm chế tạo từ loại vật liệu này không nhất thiết có màu tím như tên của nó.

che-bien-am-tu-sa

Trong khi đất sét thường được sử dụng để làm ra các loại đồ gốm từ cấp thấp đến cấp trung, thì tử sa là loại vật liệu quý được dùng để chế tác ra các loại đồ gốm cao cấp, trong đó nổi tiếng nhất là ấm trà tử sa.

Xem thêm:

Thập đại danh trà đất việt

Những loại trà cụ phải có khi thưởng trà

Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả

5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa

Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX

Làm sạch mùi Ấm Tử Sa

Cách chọn mua Ấm Tử Sa

Chăm sóc Ấm Tử Sa

Phân loại Ấm Tử Sa

Tử sa tồn tại tự nhiên ở vùng Nghi Hưng dưới dạng đá núi. Có ba loại đá tử sa điển hình với màu sắc khác nhau.

che-bien-am-tu-sa
Đá tử sa thiên nhiên: ảnh bên phải là tử sa (zisha – purple clay) có màu vàng nâu; ảnh giữa là lam sa (duanni – fortified clay) có màu xanh nhạt; và ảnh trái là chu sa (zhuni – cinnabar clay) có màu đỏ.
Sau khi khai thác từ mỏ, đá tử sa được để ngoài trời trong một thời gian cho quá trình phong hóa diễn ra tự nhiên nhờ tiếp xúc với không khí và độ ẩm. Cho đến khi đá bị rã thành những hạt tử sa nhỏ có kích thước cỡ hạt đậu.

dat-tu-sa-nghi-hung2
Hạt tử sa được đưa vào máy xay nhỏ thành bột tử sa. Trong quá trình này, người ta thường dùng sàng tre để loại bỏ những hạt lớn và rác.
Trong bước tiếp theo, bột tử sa được đem ngào với nước và để ngoài trời cho khô tự nhiên thành đất sét tử sa. Sau khi đạt được độ quánh cần thiết, đất sét tử sa được cắt thành viên và đem đi xử lý chân không để hạ bớt độ ẩm.

Đất sét tử sa sau đó sẽ được mang bán cho các nghệ nhân chế tác đồ gốm tử sa ở khắp mọi nơi.
Sau khi mua về các viên tử sa, nghệ nhân chế tác đồ gốm sẽ phải gia thêm nước và luyện tử sa bằng một chiếc vồ gỗ cho đến khi tử sa đạt được độ dẻo cần thiết.

Trong quá trình luyện đất, người ta dùng một con dao để kiểm tra độ dẻo của đất qua độ mịn và màu sắc của nhát cắt. Quá trình luyện đất sẽ được tiến hành cho tới khi nhát dao cắt có đủ độ mịn, bóng, và không có lỗ hổng khí bên trong. Cuối cùng, tử sa sẽ được mang nặn thành những chiếc ấm trà quý, một sản vật nổi tiếng của vùng đất được thiên nhiên ưu đãi này.

N. T. Nam – dịch từ tiếng Anh.

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay