Đây là một bài viết em thấy khá đầy đủ và súc tích về đoạn nê, xin lược dịch lại gởi đến anh chị. Bài gốc của tác giả Luchao, đăng tải trên tạp chí gốm sứ Phật Sơn năm 2014.
Đoạn nê là một trong ba loại đất lớn trong tử sa Nghi Hưng, đoạn nê cũng được gọi là “đoàn nê”, bởi lẽ có một ngọn núi nhỏ ở Hoàng Long Sơn tên là “Đoàn Sơn”, loại đất được tìm thấy ở ngọn núi này, được gọi là “đất Đoàn Sơn”.
Đoạn nê là tên gọi chung của người bây giờ dành cho loại đất nung ra có màu ngả vàng nhạt, chứ không phải chỉ một loại đất cụ thể nào. Đoạn nê của Hoàng Long Sơn chủ yếu phân bố giữa tầng lục nê và tử nê, là một loại quặng cộng sinh giữa lục nê và tử nê, cùng có đặc tính của lục nê và tử nê.
Ảnh: bề mặt đất đoạn nê dưới kính phóng đại 400 lần
Đoạn nê có thể chia ra làm 2 loại: 1 loại là đoạn nê thuộc bạch nê; 1 loại là đoạn nê thuộc quặng cộng sinh. Dựa vào đặc điểm vẻ bề ngoài của đất nguyên khoáng, có thể chia thành lục nê, chi ma đoạn nê, bạch ma tử v.v…; dựa vào màu sắc của thành phẩm sau nung, có thể chia làm kim hoàng đoạn nê, mễ hoàng đoạn nê, thanh đoạn (thanh khôi đoạn nê), lão đoạn nê v.v…
Các bài viết liên quan đến Đất :
Tìm hiểu về Sa nguyên khoáng và tử sa Ngoại Sơn
Tìm hiểu về đất Mặc Lục Nê
Đặc điểm đất Đế Tào Thanh
Cách nhận biết Tử Sa Rạn
Tìm hiểu đất Mặc Lục Nê
Sơ lược về đất Thiên Thanh Nê
Đất thiên thanh nê trong cuốn Dương Tiện Minh Sa Thổ
Tìm hiểu về chất men Thiên Mục – Tenmoku
Màu sắc của đất nguyên khoáng có màu tro nhạt, xanh lục nhạt, trắng tro kèm xanh, xanh tro kèm nâu hoặc các đốm màu hồng, cấu tạo theo từng khối hoặc lớp, kết cấu chặt chẽ, không cứng.
Do ảnh hưởng của điều kiện địa chất và điều kiện hình thành quặng, đoạn nê ở những khu vực quặng khác nhau, lớp quặng khác nhau sẽ có phẩm chất và tính chất khác nhau. Sự khác nhau trong tỷ lệ đất, nhiệt độ nung và số lần nung sẽ khiến màu sắc của thành phẩm khác nhau. Các tác phẩm đoạn nê khó nung, nếu nung không đạt, sẽ dễ có cảm giác “đen bẩn” hoặc nứt. Hàm lượng kali oxit và natri oxit trong đất đoạn nê thấp, khả năng hòa tan kém, nên độ thiêu kết không cao, mức độ thủy tinh hóa thấp, nên màu sắc khô khốc, không mỡ màng, hiệu quả nuôi ấm không nhanh và rõ như tử nê và hồng nê.
Nhiệt độ nung của đoàn nê thường cao hơn hồng nê và thấp hơn tử nê, rơi vào 1170~1200 độ C. Hàm lượng sắt trong đoạn nê thấp, thường khoảng 2%. Nếu sắt cao hơn 2% thì màu sẽ vàng đậm hơn. Màu sắc sau nung của đoạn nê biến đổi từ màu vàng nhạt sang màu vàng đỏ, vàng đậm, nâu vàng. Đoạn nê nhóm bạch nê vì có lượng sắt thấp nên nung ra có màu xám trắng, có chiều hướng thay đổi sang màu xám, màu xám ánh xanh; những loại đất như mễ hoàng đoạn hay bổn sơn lục (cũng thuộc nhóm bạch nê này) vì hàm lượng sắt phù hợp nên màu sau nung là màu vàng nhạt, chiều hướng thay đổi là vàng nhạt – vàng – vàng đậm – vàng ánh xanh; một số loại đất đoạn nê trong nhóm cộng sinh vì khá gần tầng tử nê, thậm chí xuất hiện rải rác trong lớp tử nê, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của tầng đất tử nê, lượng sắt khá cao, màu sắc sau nung có thể ánh hồng nhạt, thay đổi sang màu nâu, màu nâu vàng, người ta cũng gọi đây là lão đoạn nê.
Content by Trần Thùy An
Click Ngay