TIN TỨC

10 câu hỏi về Tử sa mà bất kể trà hữu nào cũng phải biết

Thursday, 21/05/2020

Bất kể trà hữu nào bắt đầu tìm hiểu về ấm tử sa và Tử sa đều phải đọc hiểu các khái niệm cơ bản, các nội dung dưới đây được đúc kết từ các câu hỏi của quý trà hữu thập phương khi liên hệ qua kênh chatting với Chè Duy Thịnh . Kính mời quý trà hữu đọc hiểu và cùng đóng góp với chúng tôi.

khoang-tu-sa-tim-hieu (1)

1. Tại sao đất của Hoàng Long Sơn lại gọi là đất “bản sơn”?

Trả lời: Các loại quặng ở đây khá đầy đủ, phẩm chất cao, nên được mệnh danh là “tiêu bản chi sơn” về các loại đất tử sa. (Ngọn núi tập hợp các tiêu bản đất)

2. Hạt đất càng thô (to) thì ấm càng đắt?

Trả lời: Hạt đất thô hay mịn không phải là tiêu chuẩn tham khảo cho giá trị của một chiếc ấm, cũng không thể dựa vào đó để đánh giá phẩm chất 1 chiếc ấm.

3. Những loại đất ngoài Hoàng Long Sơn đều không có giá trị?

Trả lời: Cần phải làm rõ rằng khu vực khai thác đất tử sa của Nghi Hưng không chỉ có ngọn núi Hoàng Long Sơn. Nếu chỉ rõ về vị trí địa lý, thì nó bao gồm cả Hoàng Long Sơn và những khu vực lân cận như Tây Sơn, Hương Sơn, Triệu Trang, Hồng Vệ (2 nơi này có đất chu nê tốt), Tưởng Lạp, Hồ Phủ…Nên nếu nói rằng đất ngoài Hoàng Long Sơn đều không có giá trị là sai, vì khái niệm “Hoàng Long Sơn” ở đây quá hẹp. Đất “ngoại sơn” mà chúng ta nói tới là những loại đất tử sa ở các tỉnh lân cận như Chiết Giang, An Huy.

khoang-tu-sa-tim-hieu (6)

4. Tôi thấy 2 chiếc ấm dáng ấm na ná nhau, loại đất na ná nhau, nhưng sao giá tiền lại khác hẳn nhau?

Trả lời: Hiện tại việc làm ấm bán thủ công từ khuôn thạch cao là rất phổ biến, và không chỉ một nhà đi dựng khuôn. Nhưng dù là cùng 1 chiếc khuôn, 2 nhà dùng cùng 1 loại đất (ví dụ tử nê) nhưng tầng đất khai thác khác nhau đã có sự khác nhau. Thậm chí cùng 1 khuôn, cùng 1 loại đất nhưng 2 người làm khác nhau cũng cho ra sự khác biệt, sự khác biệt này nhỏ nên khiến chúng ta nhìn qua thấy chúng na ná nhau.

Các bài viết liên quan đến Ấm Tử Sa:

Tử sa trải qua mấy lần nung
Cách nghệ nhân trộn đất tử sa
Nhận biết đất tử sa rạn
Tử sa vì sao có đáy xoáy
Sự quan trọng của lỗ lọc trà trong ấm tử sa
Phân biệt ấm bán thủ công và thủ công hoàn toàn
Các loại chân đế ấm tử sa
Chế tác bán thủ và toàn thủ
Đất tử sa gồm những chất gì?
Hiện tượng phong dứu Tử Sa
Lật ngược ấm để thử độ khít của ấm tử sa
Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả
Nghệ nhân tử sa xưa và nay
5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa
Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX
Quy trình chế tạo Ấm Tử Sa Nghi Hưng
Làm sạch mùi Ấm Tử Sa
Cách chọn mua Ấm Tử Sa
Chăm sóc Ấm Tử Sa
Phân loại Ấm Tử Sa

5. Tại sao tên đất giống nhau (ví dụ tử nê) nhưng nung ra màu khác nhau?

Trả lời: Cùng 1 loại đất nhưng khai thác từ các địa điểm khác nhau sẽ có hàm lượng khoáng chất khác nhau, và phản ứng trong lò nung cũng khác, nên tạo ra sự khác biệt về màu sắc.

6. Tại sao cùng 1 loại đất nhưng nung ra vẫn có những màu khác nhau:

Trả lời: Phản ứng của đất nguyên khoáng đối với nhiệt độ rất nhạy bén, với những nhiệt độ nung khác nhau, phương pháp nung khác nhau, lò nung khác nhau, nguyên tố sắt trong đất xảy ra các phản ứng khác nhau, tạo thành FeO, Fe2O3, Fe3O4 nên tạo ra các màu khác nhau.

khoang-tu-sa-tim-hieu (5)

7. Tôi không muốn dùng 1 ấm pha 1 dòng trà, có được không?

Trả lời: Được. Bạn không muốn rửa chảo khi xào món mới, đó là quyền của bạn.

8. Ấm tử sa lật ngược lại không rơi nắp là khít, là chế tác tuyệt hảo?

Trả lời: Rơi nắp hay không không liên quan đến việc ấm tốt hay không! Các anh chị có thể tìm đọc bài phân tích trước của em về việc lật ngược không rơi nắp của ấm tử sa.

9. Gõ ấm tử sa để nghe âm thanh liệu có thể phân biệt được ấm tốt xấu?

Trả lời: Rất nhiều người có một thói quen không tốt đó là cầm một chiếc ấm lên rồi dùng nắp ấm gõ vào thân ấm để nghe âm thanh liệu có đanh hay không, cách này có thể đánh giá một cách đơn giản mức độ thiêu kết của ấm tử sa, nhưng thật ra không có ý nghĩa gì nhiều. Vì tính chất đất khác nhau (ví dụ như ấm có tính cát mạnh thường cho ra tiếng trầm), nhiệt độ nung khác nhau sẽ cho ra tiếng khác nhau. Thậm chí trước và sau khi pha trà cũng có tiếng khác nhau. Nên chủ yếu vẫn phải nhìn ấm, dùng ấm, sờ ấm, chứ không chỉ nghe âm thanh!

10. Ấm tử sa “phối đất” là ấm không tốt?

Trả lời: Thực ra quan điểm này là không chính xác, vì việc phối đất đã tồn tại từ xưa chứ không phải bây giờ mới có. Chủ yếu là chúng ta dùng đất gì phối với đất gì? Nếu dùng đất nguyên khoáng pha phối với nhau thì vẫn ra được ấm tốt và hiệu quả đẹp.

Content by: Trần Thùy An

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay