TIN TỨC

Chế tác ấm tử sa: Toàn thủ và Bán thủ

Wednesday, 29/07/2020

Nội dung em dịch từ cuốn “tử sa hồ điển”. Hy vọng sẽ có ích cho anh chị trong quá trình tìm hiểu về ấm tử sa. Về ấm tử sa toàn thủ công, có lẽ mọi người đã không xa lạ, nó là loại ấm tử sa được làm 100% bằng tay và các công cụ chuyên dụng. Vậy còn ấm tử sa bán thủ công là gì?

dat-Thien-Thanh-Ne (3)

Người thợ cũng đập đất ra thành dải, rồi đặt vào bên trong khuôn thạch cao, ấn từ trong ra ngoài, rồi tháo khuôn thạch cao, lấy phôi ấm ra và chỉnh sửa lại, ở đây không có bước đập vỗ thân ấm. Thường thì có những loại ấm bán thủ sau đây:

Dùng khuôn cho vòi, quai, thân ấm, những chỗ khác dùng tay hoàn thành; dùng tay hoàn thành vòi, nắp, quai, thân ấm dùng khuôn; dùng tay làm thân ấm, vòi, quai, nắp dùng khuôn; vòi, quai, nắp, thân đều dùng tay làm, bước cuối dùng khuôn để điều chỉnh lại hình dáng cho chuẩn.

Tại sao phải có ấm “bán thủ”?

Chủ yếu do ba nguyên nhân sau đây:

1-Làm tay khó hoặc không thể làm được một chi tiết nào đó của chiếc ấm;

2- để bảo đảm cho vẻ bề ngoài tinh xảo;

3- cần làm số lượng nhiều cho đơn hàng lớn.

Mặc dù có một số chiếc ấm bán thủ mang ý nghĩa đặc biệt, nhưng nếu chơi ấm nhằm mục đích sưu tầm, thì vẫn nên dùng ấm toàn thủ.

tu-sa-quang-de-tao-thanh (2)

“Ấm toàn thủ” và “ấm bán thủ” khác nhau ở đâu?

Thực ra việc dùng khuôn gỗ, khuôn đá hay khuôn gốm để làm ấm tử sa đã có từ lâu. Nhưng do tính hút nước của khuôn kém, nên không phát triển rộng rãi được. Cùng với sự phát triển của xã hội và thị trường, Cố Cảnh Chu đã mượn các phương thức tạo hình của ngành nghề khác, tổng kết ra cách tạo hình bằng khuôn thạch cao cho ấm tử sa. Đây là một bước tiến bộ trong sự phát triển sự nghiệp sản xuất ấm.

“Ấm bán thủ công” không chỉ đơn giản là nhét vào khuôn ấn mấy cái là xong. Nói một cách chính xác, ấm toàn thủ nên gọi là ấm toàn thủ công vỗ đập mà thành; còn ấm bán thủ công nên gọi là ấm trợ khuôn mà thành. Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại ấm này là cách “chuẩn hình” (tức là làm chuẩn dáng ấm) cho ấm tử sa. Ấm toàn thủ dùng mắt và tay để chuẩn hình ấm, còn ấm bán thủ dùng khuôn. Do cách chuẩn hình khác nhau, nên dẫn tới sự khác nhau trong tác phẩm cuối cùng:

so-lan-nung-am-tu-sa (1)

1-Về ngoại hình, ấm toàn thủ thể hiện nhiều sự “cá tính”, “nghệ thuật”, có thể không hoàn hảo; còn ấm bán thủ thể hiện sự “quy chuẩn mẫu mực”, có thể sẽ chu toàn hơn.

2-Ấm toàn thủ thường sẽ không có hai chiếc ấm toàn toàn giống nhau, còn ấm bán thủ thì có thể giống nhau cả lô.

3-Ấm toàn thủ công chịu lực từ ngoài vào, nên kết cấu hạt bề ngoài ấm sẽ xảy ra thay đổi do chịu lực; ấm bán thủ công chịu lực từ trong ra, nên kết cấu hạt bên trong sẽ xảy ra thay đổi do chịu lực. Do vậy, trong quá trình nuôi ấm, ấm toàn thủ sẽ thay đổi nhanh hơn, ấm bán thủ thay đổi chậm hơn.

Cứ là ấm thủ công thì sẽ có giá trị cao hơn ấm bán thủ ư?

Có một sự hiểu lầm thế này: vì tốc độ làm ấm toàn thủ chậm, sản lượng thấp, còn ấm bán thủ làm nhanh, sản lượng cao, nên cứ ấm toàn thủ thì sẽ có giá trị hơn ấm bán thủ.

Các bài viết liên quan đến Ấm Tử Sa:

Tử sa trải qua mấy lần nung
Cách nghệ nhân trộn đất tử sa
10 câu hỏi về tử sa mà bất kể trà hữu nào cũng phải biết
Nhận biết đất tử sa rạn
Tử sa vì sao có đáy xoáy
Sự quan trọng của lỗ lọc trà trong ấm tử sa
Phân biệt ấm bán thủ công và thủ công hoàn toàn
Các loại chân đế ấm tử sa
Đất tử sa gồm những chất gì?
Hiện tượng phong dứu Tử Sa
Lật ngược ấm để thử độ khít của ấm tử sa
Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả
Nghệ nhân tử sa xưa và nay
5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa
Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX
Quy trình chế tạo Ấm Tử Sa Nghi Hưng
Làm sạch mùi Ấm Tử Sa
Cách chọn mua Ấm Tử Sa
Chăm sóc Ấm Tử Sa
Phân loại Ấm Tử Sa

Thực ra việc lấy sản lượng làm nhân tố quyết định giá trị của một chiếc ấm là việc rất sai lầm. Nói sản lượng của ấm toàn thủ thấp, ấm bán thủ cao chỉ là cách nói máy móc. Chúng ta cần biết rằng: một người làm ấm chuyên nghiệp, nếu chỉ để cho ra số lượng, một ngày có thể vỗ ra 5 cái thân ấm cẩu thả; một đại sư tử sa để đạt sự lý tưởng cho hình thái ấm, cần vài tháng hoặc vài năm để chế tác một chiếc khuôn, có thể chỉ có một tác phẩm sử dụng chiếc khuôn đó.

Sự nhìn nhận chính xác nên như sau: điều quyết định giá trị của một tác phẩm ấm tử sa không phải là phương thức tạo hình của nó, mà là do quan niệm tạo hình, trình độ nghệ thuật, nhân phẩm nghệ đức của người làm. Nếu việc vỗ, đập, nối có thể cho ra một chiếc ấm với hiệu quả lý tưởng thì sẽ dùng cách đó; nếu vỗ, đập, nối đất không cho ra được hiệu quả lý tưởng, thì việc dùng khuôn để phụ trợ cũng không có gì là không tốt.

Content by Trần Thùy An

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay