Đây là loại trà đồng thời bị oxi hóa nội sinh cao độ và lên men ngoại sinh trong thời gian rất dài, nổi tiếng nhất với trà Phổ Nhĩ (Pu’erh). Hắc trà ban đầu chỉ có Phổ Nhĩ, tên trà lấy từ tên vùng thị trấn Phổ Nhĩ, nơi làm ra loại trà đó mấy trăm năm nay, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Mãi tới cuối thế kỉ 20, trà Phổ Nhĩ được chú ý nhiều ở Hồng Kong và Đại lục, các địa phương khác mới học và bắt chước cách làm trà Phổ Nhĩ của người Vân Nam. Theo [4], năm 1973, xưởng trà Menghai và Kunming (Côn Minh) phát minh ra phương pháp ủ đống lên men nhằm thúc đẩy quá trình lão hóa trà nguyên liệu (thay vì hàng chục năm tới vài chục năm như cách truyền thống, các xưởng chỉ cần vài tháng). Để tránh tên gọi mang tới nhầm lẫn, từ năm 2008, Trung Quốc có qui định, chỉ có hắc trà sản xuất ở Vân Nam mới được gọi là Phổ Nhĩ (nhằm bảo hộ nhãn hiệu và xuất xứ). Các vùng khác làm thì gọi chung là hắc trà (hay trà lên men).
Chúng ta sẽ trình bày cách làm Phổ Nhĩ đại diện chung cho hắc trà. Bắt đầu bằng việc cố định lá chè nguyên liệu, sau đó đem vò và làm khô. Đến đây, nếu đóng bánh và đem cất trữ thì ta được Phổ Nhĩ sống theo truyền thống. Thường sau khoảng 8 năm lão hóa là bắt đầu dùng tốt. Phổ Nhĩ có thể cất giữ dùng dần trong vài chục năm hoặc lâu hơn.
Hắc trà đặc trưng bởi hương cỏ, cây gỗ, thảo mộc và mùi đất mạnh mẽ, đạt được vị êm dịu, đắng nhẹ như thuốc cổ truyền, vị ngọt độc đáo, màu nước nâu đen cánh gián, với nhiều tác dụng quí giá cho sức khỏe, đặc biệt là giảm cholesterol, hỗ trợ tiêu hóa và chữa chứng nôn nao (mà các dòng trà khác không có được). Nhiều bánh trà lên men từ lá chè cây cổ thụ hoặc đã lão hóa nhiều chục năm trở thành báu vật được các nhà sưu tập săn lùng ráo riết. Chúng thường được bán đấu giá.
Một số loại trà lên men khác nhau. Kurocha của quận Toyama là trà lên men chất đống duy nhất của Nhật, tương tự như các loại hắc trà của Trung Quốc. Ngoài ra có Awabancha (阿波番茶) được sản xuất ở Tokushima; Batabatacha, được làm từ bancha, hoặc lá trà thứ hai, với quá trình lên men vi khuẩn; Goishicha (碁石茶) từ Ōtoyo, Kōchi và Ishizuchi-Kurocha được trồng dưới chân núi Ishizuchi ở quận Ehime được tạo ra bằng cách lên men, đầu tiên là với vi khuẩn hiếu khí, sau đó là vi khuẩn kỵ khí.
Bài viết liên quan đến trà Phổ Nhĩ
6 Cách phân biệt trà Phổ Nhĩ ngon
Vì sao bánh trà Phổ Nhĩ luôn được đóng gói 357gr?
Hướng dẫn phân biệt Trà Phổ Nhĩ
Nguồn gốc của mùi nếp trong trà phổ nhĩ nếp
Tìm hiểu về trà Phổ Nhĩ Kim Hoa
Nguồn gốc của mùi nếp trong trà phổ nhĩ nếp
Mê cung trà Phổ Nhĩ xách tay và những điều bạn chưa biết
Tìm hiểu về cùng trà phổ nhĩ Băng Đảo
Tản mạn về trà PHỔ NHĨ
Hàn Quốc có Tteokcha (떡차 tức là “bánh trà”), còn được gọi là byeongcha (병차 餠), là loại trà được sản xuất và tiêu thụ phổ biến nhất ở Hàn Quốc trước đây. Trà ép làm thành hình đồng xu. Borim-cha (보림 차) hoặc Borim-baengmo-cha (보림 백모 차; 寶林白茅茶), được đặt tên theo nơi sinh của nó, ngôi đền Borim ở Jangheung, tỉnh Nam Jeolla, là một loại Tteokcha phổ biến.
Bản quyền của Mộc Thanh
Click Ngay