TIN TỨC

Các bước phân loại đất Tử Sa

Thursday, 15/06/2017

Mấy hôm trước quí trà hữu đã đọc qua bài “Quá trình phong hóa đất Tử Sa“, kỳ này đọc tiếp bài “Phân loại đất Tử Sa nê” của trà hữu Trương Thị Y Vân, Thương hiệu Hạnh Ngộ trà (Hà Nội). Trân trọng cảm ơn những thông tin bổ ích của Y Vân đóng góp nhằm giúp các trà hữu nâng cao kiến thức về bộ môn chơi ấm Tử Sa nếu nói mới thì cũng không mới, mà nói cũ thì hẵn không cũ. Những đóng góp của quí trà hữu thông qua các bài dịch ra tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Hoa, tiếng Anh là nguồn tài liệu quí giá đối người quan tâm về thú sưu tập, thưởng ngoạn ấm trà và trà nghệ. Một khi người chơi có kiến thức, hiểu đúng và hiểu tường tận về bộ môn mình yêu thích thì cộng đồng trà hữu mới gắn kết, vững mạnh, bằng không chỉ giống như “đám người mù dắt nhau đi” nói như lời GS-TS. Vũ Thế Ngọc, tác giả sách Trà Kinh.Dưới đây là bài dịch của trà hữu Y Vân.

cac-buoc-phan-loai-dat-tu-sa-1

Hố đào khai thác đất Tử Sa, gồm nhiều lớp vỉa đất.

Tử sa nê gồm: Tử nê; lục nê; Hồng nê; Đoạn nê. Trong tử nê lại chia ra: Thiên thanh nê; Đế tào thanh; Thanh thủy nê; Tử nê bình thường.
Trong Lục nê chia ra: Mạc lục nê; Bổn sơn lục nê; Chi ma lục nê.
Trong Hồng nê chia ra: Hồng bì long; Đại hồng bào; Giáng ba nê; Chu nê; Hồng nê thường.

cac-buoc-phan-loai-dat-tu-sa-2

A : Tử nê:

1, Thiên thanh nê, danh xưng cực phẩm trong nê, xưa không thấy nhiều, đã tuyệt tích lâu rồi.
2, Đế tào thanh, do thường dấu mình trong tầng đáy của đất Tử nê, cho nên có phân chia nê già và nê non, chất khoáng thường ở dạng miếng chắc nịch mầu tím nâu, lấm tấm có hạt mầu xanh lục( tục gọi là ” mắt gà” ,” mắt mèo”),sau khi nung thể hiện màu tím đỏ.

Các bài viết liên quan đến Ấm Tử Sa:

Tử sa trải qua mấy lần nung
Cách nghệ nhân trộn đất tử sa
10 câu hỏi về tử sa mà bất kể trà hữu nào cũng phải biết
Nhận biết đất tử sa rạn
Tử sa vì sao có đáy xoáy
Sự quan trọng của lỗ lọc trà trong ấm tử sa
Phân biệt ấm bán thủ công và thủ công hoàn toàn
Các loại chân đế ấm tử sa
Chế tác bán thủ và toàn thủ
Đất tử sa gồm những chất gì?
Hiện tượng phong dứu Tử Sa
Lật ngược ấm để thử độ khít của ấm tử sa
Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả
Nghệ nhân tử sa xưa và nay
5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa
Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX
Quy trình chế tạo Ấm Tử Sa Nghi Hưng
Làm sạch mùi Ấm Tử Sa
Cách chọn mua Ấm Tử Sa
Chăm sóc Ấm Tử Sa
Phân loại Ấm Tử Sa

3, Thanh thủy nê: thường ở dạng cục trắc nịch mầu tím nâu, có mảnh vụn vân mẫu (mica), trên chất khoáng có hạt hoặc vằn mầu lá xanh nhạt, sau khi nung thể hiện mầu tím đỏ sẫm, nếu nung nhiệt độ cao sẽ ra mầu tím đen, xanh sẫm, thường gọi những chất khoáng đơn nhất chỉ thêm thạch hoàng chế luyện ra tử nê cũng gọi tên này.
4, Tử nê bình thường: với chất quặng tử nê, thêm chút ít ỏi
MnO2(oxy man gan) luyện chế mà thành,goij là ghép tía.

cac-buoc-phan-loai-dat-tu-sa-3

B :Lục nê:

1, Bổn sơn lục nê, thường là nói về lục nê Hoàng Long Sơn chất lượng thượng thừa, dạng cục chắc nịch mầu xanh lá cây non, sau khi nung thể nhiện mầu vàng nhạt, vàng quả lê, nung nhiệt độ cao ra mầu xanh đậm.
2, Chi ma lục nê, dạng cục chắc nịch mầu xanh lá cây, sau khi nung hiện ra nhiều đốm đen, cho nên mới có tên gọi chi ma (hạt vừng) lục nê, có bạch ma tử nê, hồng ma tử nê.
3, Mạc lục nê: do chất khoáng dạng mầu mạc lục, cho nên có tên gọi” mạc lục nê” ( mạc- mực), sau khi nung thể hiện mầu vàng nhạt, mầu vỏ quả lê, nung nhiệt độ cao mầu thanh trong.

cac-buoc-phan-loai-dat-tu-sa-4

C.Hồng nê:

1, Hồng bì long, Thường trữ trong tầng đá vỡ nông phủ bì trên núi Hoàng Long, còn gọi là Dã sơn hồng nê, dạng tảng chắc nịch mầu đỏ tối nhạt, sau khi nung thể hiện mầu đỏ, đỏ tối.
2, Đại hồng bào, trong khoáng có thành phần oxit sắt, trong quá trình luyện nê cho thêm bột Fe thiên nhiên để nâng thêm mầu đỏ,qua nung lò sẽ thể hiện mầu hồng sáng, chất nê mịm màng mật độ cao, kết tinh cao, trà pha ra êm dịu dễ uống, ấm càng dùng lâu mầu càng đậm tươi đỏ, ưa nhìn.
3, Giáng ba nê: khi làm đường Đào đô( thủ đô của đồ gốm), tại nơi công trường hạ độ dốc giữa núi Thanh Long và núi Hoàng Long phát hiện loại đất này, cho nên đặt tên là giáng ba nê.
4,Chu nê, chất khoáng dạng tảng chắc nịch hoặc dạng đá cuội mầu vàng, chất đất mịm màng đều đặn, sau khi nung thể hiện mầu chu sa, hoạc mầu chu sa tía, hải đường hồng…., do hay co rút biến dạng, nên có câu ” không chu không nhăn” chỉ nên làm tác phẩm cỡ nhỏ. Đất chín cực nhỏ mịm, như triệu trang” Nga hoàng chu nê”( nga- ngỗng), do đất dính như bột nếp làm bánh tết, cũng có tên gọi là ” niên cao nê”.
5, Hồng nê bình thường, có phân biệt giữa đại hồng nê và tiểu hồng nê, giữa nê già và nê non, dạng tảng chắc nịch mầu vàng nhạt, vàng xanh, sau khi nung thể hiện mầu đỏ thấu vàng, nung nhiệt độ cao mầu đỏ tối.

cac-buoc-phong-hoa-dat-tu-sa-nghi-hung-trung-quoc-3

D.Đoạn nê:

Đoạn nê, cổ xưng đoàn nê, có người nói giữa núi Hoàng Long và núi Thanh Long, có núi Đoàn sơn, đất xuất xứ ở đó, gọi là đoàn nê, lại có người nói loại khoáng đoàn nê sau khi nung đa phần thể hiện mầu gấm vóc vàng, cho nên gọi là đoạn nê (đoạn – vóc).
Đoạn nê thường là khoáng cộng sinh, cộng sinh giữa lục nê và tử nê; giữa lục nê và hồng nê, sau khi nung thể hiện mầu vàng vỏ quả lê, mầu vàng nâu, mầu đỏ nâu bạc, mầu tím nâu, những ấm cổ lịch sử có mầu đồng cổ, vàng nâu?Mầu hoàng kim lạnh… đều là Đoạn nê.

cac-buoc-phong-hoa-dat-tu-sa-nghi-hung-trung-quoc-7
Ngoài gia công riêng từng loại nê, để phong phú mầu sắc ngoài của đồ Tử Sa, dùng công nghệ nê phối nê, điều sa, dải sa… , để Tử Sa mầu sắc càng thêm phong phú, dùng vật oxy hóa để phối chế Dân quốc lục, Hắc liệu…, rồi đặt thành phẩm vào trong hộp kín, trong hộp bỏ gỗ vụn, vỏ trấu, bột than đá mịm… cho đầy, tạo ra một môi trường hoàn nguyên mạnh,nung đốt ấm ” ủ tro”, mầu như ngọc đen, lại có một phong vị khác biệt.
Ngày 14-6-2017
Trương Thị Y Vân

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay