TIN TỨC

Cách phân biệt ấm bán thủ công và làm thủ công hoàn toàn

Wednesday, 08/07/2020

Một trong các cách phân biệt ấm toàn thủ công và bán thủ công: Nhìn NÊ MÔN

Nê môn là gì? Nói cho dễ hiểu, nê môn là một danh từ dùng để đánh giá độ lỏng/chặt của phân bố hạt đất trên thân ấm sau khi nung, nếu hạt đất phân bố lỏng lẻo, ta gọi là nê môn lỏng, ngược lại thì gọi là nê môn chặt. Sự thể hiện của nê môn có liên quan đến luyện đất, minh châm và thủ pháp làm ấm của người làm.

cach-phan-biet-am-tu-sa-ban-thu-cong-va-thu-cong-hoan-toan (2)

Đây cũng là một trong các cách để phân biệt một chiếc ấm là ấm toàn thủ công hay bán thủ công. Ấm toàn thủ công có khâu vỗ, đập dải đất khiến cho hai đầu bo vào mới tạo thành được thân ấm. Trong lúc vỗ đập này, tay chỉ giữ hờ chứ không có lực mạnh từ bên trong đẩy ra, nên hai đầu bo này sẽ thấy rõ đặc điểm của nê môn: bên ngoài thì chặt, bên trong thì lỏng, điều này thể hiện thành những vết nhàu ở phần phía trong lòng ấm ở đoạn bo gần đáy ấm và miệng ấm.

Các bài viết liên quan đến Ấm Tử Sa:

Tử sa trải qua mấy lần nung
Cách nghệ nhân trộn đất tử sa
10 câu hỏi về tử sa mà bất kể trà hữu nào cũng phải biết
Nhận biết đất tử sa rạn
Tử sa vì sao có đáy xoáy
Sự quan trọng của lỗ lọc trà trong ấm tử sa
Các loại chân đế ấm tử sa
Chế tác bán thủ và toàn thủ
Đất tử sa gồm những chất gì?
Hiện tượng phong dứu Tử Sa
Lật ngược ấm để thử độ khít của ấm tử sa
Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả
Nghệ nhân tử sa xưa và nay
5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa
Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX
Quy trình chế tạo Ấm Tử Sa Nghi Hưng
Làm sạch mùi Ấm Tử Sa
Cách chọn mua Ấm Tử Sa
Chăm sóc Ấm Tử Sa
Phân loại Ấm Tử Sa

Còn ấm bán thủ công là ấm có sự hỗ trợ của khuôn, người thợ miết, ấn dải đất để dính sát vào khuôn, tạo thành thân ấm, tác động lực từ trong và ngoài là gần như nhau, nên nê môn bên trong lòng ấm cũng sẽ khá chặt, bằng phẳng, không có những đường nhàu như thế này.

cach-phan-biet-am-tu-sa-ban-thu-cong-va-thu-cong-hoan-toan (1)

Các anh chị có thể nhìn ảnh so sánh bên dưới, nê môn của ấm toàn thủ công (phỏng cổ) lỏng lẻo và có những đường nhăn hết sức tự nhiên, còn nê môn của ấm bán thủ công (thủy bình) thì chặt và bằng phẳng. Dù chiếc ấm thủy bình cũng có đường nối giữa 2 đầu dải đất (thể hiện là gờ lồi lên) nhưng nó vẫn là ấm bán thủ công.

Vậy liệu có phải cứ ấm toàn thủ công thì bắt buộc có nê môn không? Câu trả lời là không. Ở 1 số dáng ấm thẳng như dáng Hán Ngõa, gần như không phải bo nhiều mà chỉ cần quây dải đất vào là về cơ bản tạo thành thân ấm, nên nê môn không có sự thay đổi rõ ràng. Một lý do nữa là do thói quen của người làm ấm, một số người có thói quen kéo nhiều đường mặt trời (đường hướng tâm) cao thì cũng sẽ làm mất đi đặc điểm nê môn. Nhưng nhìn chung, ở những dáng ấm có đoạn bo rõ rệt thì nê môn là một trong những đặc điểm quan trọng để xem xét nó là ấm bán thủ công hay toàn thủ công.

Content By Trần Thùy An

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn

Click Ngay