TIN TỨC

Chế tác và nung những tác phẩm chu nê dung tích lớn

Wednesday, 19/08/2020

Bài viết được đăng trên tạp chí “Công nghệ và thực tiễn”, tác giả: Yang Shangkun, Trần Thùy An xin lược dịch lại.

Tử sa Nghi Hưng bắt nguồn từ đời Tống, nở rộ vào đời Minh, Thanh, phát triển nhanh chóng cùng sự hưng thịnh của nền gốm sứ. Về cơ bản, nguyên liệu đất tử sa Nghi Hưng có ba loại: tử nê, đoàn nê (bổn sơn lục nê) và hồng nê.Trong hồng nê có một loại đất tinh phẩm, hàm lượng sắt trong đó cao hơn những loại tử sa khác, đó chính là chu nê. Chu nê, có người gọi là “thạch hoàng”, cũng có người gọi là “hồng nê non”. Muốn lấy chu nê làm ấm, đầu tiên phải hòa hồng nê vào nước, để lắng, sau đó dùng mắt sàng 140 đến 160 mục để sàng chọn ra.

Các bài viết liên quan đến Ấm Tử Sa:

Tử sa trải qua mấy lần nung
Cách nghệ nhân trộn đất tử sa
10 câu hỏi về tử sa mà bất kể trà hữu nào cũng phải biết
Nhận biết đất tử sa rạn
Tử sa vì sao có đáy xoáy
Sự quan trọng của lỗ lọc trà trong ấm tử sa
Phân biệt ấm bán thủ công và thủ công hoàn toàn
Các loại chân đế ấm tử sa
Chế tác bán thủ và toàn thủ
Đất tử sa gồm những chất gì?
Hiện tượng phong dứu Tử Sa
Lật ngược ấm để thử độ khít của ấm tử sa
Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả
Nghệ nhân tử sa xưa và nay
5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa
Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX
Quy trình chế tạo Ấm Tử Sa Nghi Hưng
Làm sạch mùi Ấm Tử Sa
Cách chọn mua Ấm Tử Sa
Chăm sóc Ấm Tử Sa
Phân loại Ấm Tử Sa

Mặc dù chu nê thuộc hồng nê, nhưng giữa hai loại này có nhiều điểm khác nhau:

1-Tỷ lệ co ngót khác nhau. Tỷ lệ co ngót của hồng nê khoảng 14%, còn của chu nê là 18-30%.

2-Nhiệt độ nung khác nhau. Nhiệt độ của hồng nê là 1100 độ C, còn chu nê là 1050-1080 độ C.

3-Màu sắc khác nhau. Hồng nê là màu hồng kèm theo chút cam, còn chu nê là màu đỏ kèm chút cam.

4-Hồng nê có thể làm cả ấm to và nhỏ dễ dàng, còn chu nê do có tỷ lệ co ngót lớn, tính đất non, dễ biến dạng khi nung, nên thường dùng chu nê làm ấm nhỏ.

Khi chế tác và nung ấm chu nê lớn, thường gặp rất nhiều vấn đề: ví dụ như dễ bị nứt khi chế tác, khi làm ấm miệng dễ bị rơi đất ra, khi xử lý những chỗ nhỏ cần kỹ năng cao và sự kiên trì lớn; hay như việc phải nắm vững vị trí trong lò, nhiệt độ lò, không khí trong lò, thời gian ra lò…Điều này đòi hỏi người làm ấm phải nắm vững cách làm ấm chu nê từ những ấm nhỏ, dần tích lũy kinh nghiệm trong quá trình chuyển sang ấm lớn.

tra-dai-hong-bao

Đất chu nê thuần khó để độc lập làm ấm to, vì vậy những nghệ nhân yêu thích làm ấm đất chu không ngừng tìm hiểu và cuối cùng đã tìm ra điểm đột phá bằng cách tiến hành điều phối đất. Những cách điều phối đất chu nê điển hình là:

1-Cho một lượng thạch hoàng nhất định vào trong chu nê

2-Kết hợp một cách hợp lý những loại chu nê cùng 1 địa điểm, rồi cho thêm thạch hoàng

3-Kết hợp một cách hợp lý những loại chu nê không cùng 1 địa điểm, rồi cho thêm thạch hoàng. Ví dụ: trộn giữa chu nê Hoàng Long Sơn và chu nê Triệu Trang.

4-Trộn một lượng đất không phải là chu nê thích hợp vào trong chu nê. Ví dụ: trộn đoàn nê vào chu nê.

5-Kết hợp giữa đất sống, chín của cùng 1 loại chu nê, rồi cho thêm lượng thạch hoàng thích hợp. Ví dụ: dùng nhiệt độ thấp (700-800 độ) nung một phần chu nê, sau đó nghiền ra thành số mục thích hợp, trộn cùng chu nê gốc.

Tôi (tác giả bài viết) xin giải thích, tại sao mỗi cách phối đất đều phải “cho thêm lượng thạch hoàng thích hợp”, mục đích của việc này là để tăng cường độ kết dính và đảm bảo màu sắc của đất sau nung (đây là bước không thể bỏ qua của việc điều phối đất chu nê).

Content by Trần Thùy An

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay