Hôm qua có vài anh chị inbox em về hiện tượng phong dứu của ấm tử sa, nên hôm nay em xin dịch và tổng hợp vài tài liệu để các anh chị tham khảo. Mọi góp ý về bài viết các anh chị inbox em trực tiếp nhé, em xin cảm ơn!
Các bài viết liên quan đến Ấm Tử Sa:
Tử sa trải qua mấy lần nung
Cách nghệ nhân trộn đất tử sa
10 câu hỏi về tử sa mà bất kể trà hữu nào cũng phải biết
Nhận biết đất tử sa rạn
Tử sa vì sao có đáy xoáy
Sự quan trọng của lỗ lọc trà trong ấm tử sa
Phân biệt ấm bán thủ công và thủ công hoàn toàn
Các loại chân đế ấm tử sa
Chế tác bán thủ và toàn thủ
Đất tử sa gồm những chất gì?
Lật ngược ấm để thử độ khít của ấm tử sa
Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả
Nghệ nhân tử sa xưa và nay
5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa
Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX
Quy trình chế tạo Ấm Tử Sa Nghi Hưng
Làm sạch mùi Ấm Tử Sa
Cách chọn mua Ấm Tử Sa
Chăm sóc Ấm Tử Sa
Phân loại Ấm Tử Sa
Hiện tượng phong dứu (风釉)của ấm tử sa
Hiện tượng phong dứu của ấm tử sa là hiện tượng xuất hiện mảng màu khác so với màu ấm ở một số phần trên ấm. Thường xuất hiện ở những phần dễ khô của ấm như vòi ấm, quai ấm, núm ấm, phần gấp khúc thân ấm.
Minh Châm (明针) là công cụ để gạt lên các bộ phận của ấm tử sa, có tác dụng làm bằng phẳng, mịn, bóng phôi sống.
Trong quá trình sử dụng minh châm, một số người làm có thói quen dùng cùng nước, hoặc do mồ hôi, gây hiện tượng nước phân bố không đều trên bề mặt ấm. Tại những chỗ nhiều nước trên ấm, silicat tan vào nước và sau khi nung xong sẽ tạo mảng màu khác so với màu đất của ấm.
Bề mặt đất tiếp xúc với không khí nhanh khô hơn bình thường, silicat và các chất tan trong nước tập trung tại đó khiến đất có màu khác sau nung.
Trong quặng tử sa tự nhiên chứa các chất “silicat” không hòa tan hoặc khó hòa tan. Trong quá trình nghiền, trộn, ngâm nước và ải đất, kích thước hạt thay đổi từ thô sang mịn, diện tích bề mặt của các hạt từ nhỏ đến lớn, đất chuyển từ kỵ nước đến ưa nước và các thành phần hóa học như kali, natri, canxi, magiê và lưu huỳnh trong “silicat” sẽ bị hòa tan (việc hòa tan này khiến cho đất dễ bị nung ra mảng đen). Do đó, mục đích chính của việc bổ sung lượng bari carbonat thích hợp vào đất tử sa là để cải thiện sự ổn định, giảm điểm nóng chảy, trung hòa axit và kiềm.
Nhưng việc này đồng thời cũng khiến mất đi tính chất và ý nghĩa nguyên bản của đất tử sa (cũng như việc dùng axit để tẩy sắt trong đất, khiến sắt không bị nổi trên bề mặt ấm thành phẩm).
Thường thì nhiệt độ trong ấm khi nung là gần như đồng nhất. Nhưng có một số ấm nhiệt độ phần đáy ấm không đồng nhất (do ít tiếp xúc với luồng nhiệt), cũng gây hiện tượng khác màu sau nung.
Click Ngay