TIN TỨC

Tìm hiểu các loại chân đế của ấm tử sa

Tuesday, 14/07/2020

Chân đế ấm tử sa luôn cho người dùng sự tò mò. Nó không chỉ đơn thuần là chân giữ thăng bằng cho ấm, mà là cả một nghệ thuật về số học. Có rất nhiều loại chân đế đi kèm ấm tử sa, nhưng nay Chè Duy Thịnh chỉ xin giới thiệu về 5 loại chân đế phổ biến thường gặp trong giới chơi ấm tử sa. Hi vọng đem lại thêm thông tin bổ ích cho quý trà hữu . Mong nhân được sự đóng góp thêm cho bài viết hoàn thiện hơn.

tim-hieu-cac-loai-chan-de-am-tu-sa (1)

1.Đinh túc

Đinh túc là một loại chân đế thường thấy, có nguồn gốc từ chân đỉnh đồng, thích hợp sử dụng trong loại ấm tử sa trên nhỏ dưới lớn. Đinh túc vững chãi, có sức sống. Hình dạng và chiều cao của đinh túc phải phù hợp với tổng thể ấm.

tim-hieu-cac-loai-chan-de-am-tu-sa (6)

2.Gia đế

Gia đế cũng được gọi là “giả đế”, nếu xét về cách làm thì được chia làm hai loại “khuyên túc” và “oát túc”. Oát túc là đính một miếng đất vào phần đáy ấm, rồi moi phần ở giữa đi, để lại đường viền xung quanh làm chân đế. Khuyên túc là lấy một đường viền dán lên đế ấm làm chân đế.

Các bài viết liên quan đến Ấm Tử Sa:

Tử sa trải qua mấy lần nung
Cách nghệ nhân trộn đất tử sa
10 câu hỏi về tử sa mà bất kể trà hữu nào cũng phải biết
Nhận biết đất tử sa rạn
Tử sa vì sao có đáy xoáy
Sự quan trọng của lỗ lọc trà trong ấm tử sa
Phân biệt ấm bán thủ công và thủ công hoàn toàn
Chế tác bán thủ và toàn thủ
Đất tử sa gồm những chất gì?
Hiện tượng phong dứu Tử Sa
Lật ngược ấm để thử độ khít của ấm tử sa
Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả
Nghệ nhân tử sa xưa và nay
5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa
Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX
Quy trình chế tạo Ấm Tử Sa Nghi Hưng
Làm sạch mùi Ấm Tử Sa
Cách chọn mua Ấm Tử Sa
Chăm sóc Ấm Tử Sa
Phân loại Ấm Tử Sa

Khuyên túc có hai cách đính là đính nổi và đính chìm: khi miếng chân đế nối thành một khối với thân ấm, nhìn từ bên ngoài không thấy có sự riêng rẽ thì đó là cách đính chìm (ví dụ như ấm Tần Quyền), khi chân đế nổi rõ ra khỏi đường viền của thân ấm, chúng ta nhìn thấy rõ thì là cách đính nổi (ví dụ như ấm trụ sở).

tim-hieu-cac-loai-chan-de-am-tu-sa (5)

3-Nhất nại đế

Nhất nại đế hay còn gọi là La Hán đế, là một trong các loại đế đặc thù chỉ có tử sa mới có, nó giống như ấn thành một hố lõm trên thân quả bóng, phần lõm vào và lồi ra dưới đáy sẽ làm thành chân ấm. Chữ “nại” này rất thú vị, nó là chữ nại trong cụm “án nại” – có nghĩa là dồn xuống, ấn xuống, cũng chính là phương thức hình thành loại đế này. Nhất nại đế thường được dùng trong ấm tròn, thể hiện sự mau lẹ, dứt khoát, gọn gàng.

tim-hieu-cac-loai-chan-de-am-tu-sa (4)

4-Bình đế

Bình đế còn được gọi là “tự thân đế” hay “tiệt đế”, là loại chân đế đơn giản nhất của ấm tử sa, nó là một miếng đất bằng phằng làm chân đế, loại chân đế này mộc mạc, thủ pháp đơn giản, nhưng chiếc ấm vững chãi nhất.

tim-hieu-cac-loai-chan-de-am-tu-sa (3)

5-Thác chuẩn túc

Thác chuẩn túc còn được gọi là oát án môn, liên giác túc, thường gặp trong 4 góc của ấm vuông.

tim-hieu-cac-loai-chan-de-am-tu-sa (2)

Content By Trần Thùy An

Like và Share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.... Share on Facebook Share on Google+ Tweet about this on Twitter Share on LinkedIn
Các tin khác

Click Ngay