Chúng ta thường thấy đồ sứ có men rạn, chứ ít khi có tử sa. Bài viết này nhằm giới thiệu đến các anh chị loại tử sa không phủ men nhưng lại có vệt rạn tự nhiên.
Đây là loại tử sa được công nghệ mỹ thuật sư cao cấp Mã Tuấn Hoa phát minh ra, đã đăng ký sở hữu trí tuệ vào năm 2009. Loại ấm tử sa này có vết rạn tự nhiên trên thân ấm mà không dùng phương pháp phủ men. Cách làm của nó như sau:
Các bài viết liên quan đến Ấm Tử Sa:
Tử sa trải qua mấy lần nung
Cách nghệ nhân trộn đất tử sa
10 câu hỏi về tử sa mà bất kể trà hữu nào cũng phải biết
Tử sa vì sao có đáy xoáy
Sự quan trọng của lỗ lọc trà trong ấm tử sa
Phân biệt ấm bán thủ công và thủ công hoàn toàn
Các loại chân đế ấm tử sa
Chế tác bán thủ và toàn thủ
Đất tử sa gồm những chất gì?
Hiện tượng phong dứu Tử Sa
Lật ngược ấm để thử độ khít của ấm tử sa
Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả
Nghệ nhân tử sa xưa và nay
5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa
Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX
Quy trình chế tạo Ấm Tử Sa Nghi Hưng
Làm sạch mùi Ấm Tử Sa
Cách chọn mua Ấm Tử Sa
Chăm sóc Ấm Tử Sa
Phân loại Ấm Tử Sa
Dùng ba loại nguyên liệu tử sa nguyên khoáng, trong đó nguyên liệu (A) có độ co ngót 8-10%, nguyên liệu (B) có độ co ngót 15-20%, nguyên liệu (C) có độ co ngót 20-25%. Ghép ba loại nguyên liệu nói trên theo thứ tự từ trong ra ngoài, và chế tác phôi ấm như bình thường. Độ dày của nguyên liệu (A) trong cùng chiếm 60-70% độ dày toàn phôi, độ dày của nguyên liệu (B) chiếm 5-10% độ dày toàn phôi, độ dày nguyên liệu (C) ở ngoài cùng chiếm 20-30% độ dày toàn phôi. Nung phôi 3 lần, lần thứ nhất nung ở nhiệt 1120-1160 độ C, lần thứ 2 nung ở nhiệt 1140-1170 độ C, lần thứ 3 nung ở nhiệt 1170 đến 1190 độ C. Sau mỗi lần nung xong, vẫn chỉnh hình ấm như bình thường.
Kết quả: do phôi tử sa được làm từ 3 lớp nguyên liệu, các vệt rạn có thể xuất hiện ở lớp ngoài cùng, dù là nhiệt độ nung cao hơn một chút, thì vết rạn cũng chỉ xuất hiện vào đến lớp giữa, lớp nguyên liệu trong cùng vẫn hoàn chỉnh, đảm bảo cho ấm không bị rò nước. Vì phôi ấm làm từ ba lớp nguyên liệu với độ co ngót khác nhau, độ co ngót nhỏ dần tính từ ngoài vào trong, trong quá trình nung và làm nguội, do nguyên lý nóng nở ra lạnh co lại, lớp ngoài cùng sẽ có những vết rạn tự nhiên. Vì được nung làm 3 lần và cả 3 lần đều tiến hành gia công chỉnh sửa, nên đã đảm bảo được tỷ lệ thành phẩm và chất lượng thành phẩm của ấm.
Content By Trần Thùy An
Click Ngay