Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
Các ấm cổ trước thời Dân Quốc đều chỉ trải qua một lần nung. Nghệ nhân sẽ làm nắp ấm vừa với thân ấm, sau đó rắc một lớp bột silica và cho vào lò nung cho đến khi ra thành phẩm. Với những chiếc ấm của kiểu nung này, miệng ấm và nắp ấm khó để khít nhau, khi đậy nắp ấm lại và xoay thì thường xảy ra tình trạng không trơn tru, bị kẹt. Dần dần, cùng với yêu cầu ngày càng cao về độ khít của ấm tử sa, sau này xuất hiện một khâu trong quy trình làm ấm, đó là “chỉnh khẩu”.
Khi còn ở dạng phôi sống trước nung, nghệ nhân sẽ làm nắp ấm lớn hơn phần miệng ấm một chút. Ấm được đưa vào lò nung lần 1 để chín vừa tới (về cơ bản đã co ngót xong), rồi lại lấy ra dùng máy mài mài nhẵn phần miệng ấm, rìa nắp và những phần thừa ra của nắp ấm, sau đó họ sẽ dùng đất làm ấm đó bôi lên những phần đã mài (nhằm mục đích làm nhẵn những phần đã mài) rồi đưa vào lò nung lại một lần nữa cho ấm chín hẳn.
Các bài viết liên quan đến Ấm Tử Sa:
Cách nghệ nhân trộn đất tử sa
10 câu hỏi về tử sa mà bất kể trà hữu nào cũng phải biết
Nhận biết đất tử sa rạn
Tử sa vì sao có đáy xoáy
Sự quan trọng của lỗ lọc trà trong ấm tử sa
Phân biệt ấm bán thủ công và thủ công hoàn toàn
Các loại chân đế ấm tử sa
Chế tác bán thủ và toàn thủ
Đất tử sa gồm những chất gì?
Hiện tượng phong dứu Tử Sa
Lật ngược ấm để thử độ khít của ấm tử sa
Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả
Nghệ nhân tử sa xưa và nay
5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa
Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX
Quy trình chế tạo Ấm Tử Sa Nghi Hưng
Làm sạch mùi Ấm Tử Sa
Cách chọn mua Ấm Tử Sa
Chăm sóc Ấm Tử Sa
Phân loại Ấm Tử Sa
Khâu chỉnh khẩu ấm này sẽ để lại những vệt đất màu khác trên phần trong nắp ấm, vì họ bôi đất vào và không dùng công cụ Minh Châm để làm mịn bề mặt. Nhưng khâu chỉnh khẩu này khiến tăng độ khít giữa nắp và miệng ấm, đáp ứng được nhu cầu của phần lớn người dùng tử sa.
– Nắp không được làm quá lớn, nếu không sẽ phải mài đi rất nhiều trong quá trình chỉnh khẩu và rất tốn công sức, thời gian.
– Muốn chỉnh khẩu được thì nhất định phải làm nắp to hơn miệng ấm chứ không được làm nhỏ hơn.
Vậy nên dù có thêm công đoạn chỉnh khẩu thì người nghệ nhân vẫn phải tính toán sao cho kích thước nắp lớn phù hợp, nên vẫn cần tay nghề và kinh nghiệm.
Kết luận: Ấm tử sa hiện tại cơ bản trải qua 2 lần nung, 1 lần từ lúc phôi sống cho vào lò nung đến khi cơ bản co ngót xong, 1 lần là sau khi chỉnh khẩu. Việc chỉnh khẩu là để tăng độ khít giữa nắp và miệng ấm. Phần hạt màu khác ở trong nắp ấm là do quệt đất sống vào sau khi chỉnh khẩu xong và trước khi đưa vào lò nung lần 2.
Nguồn: Trần Thùy Anh
Click Ngay