Hôm qua tôi nói về tia hướng tâm ở đáy và thân, hôm nay tôi nói về một loại đáy khác, gọi là đáy xoáy ốc cũng được vì chưa nghĩ ra từ gì hay hơn. Đây là loại đáy có các vòng tròn hình theo đường xoắn ốc. Đường vòng tròn này có tiết diện khá to, tôi nghĩ do dùng tay miết từ đáy ấm lên thân ấm. Do vậy chúng ta sẽ thấy xoáy ốc cứ lan dần và mở rộng. Đặc điểm miết tay nên nhìn cũng có cảm nhận vòng xoáy do tay vừa miết, vừa xoay mà thành.
Vậy là ấm mới hay ấm xưa gì cũng có dấu hiệu này và dấu hiệu này không nói lên là ấm xưa hay mới. Muốn biết thì chỉ cần nhìn ấm.
Các bài viết liên quan đến Ấm Tử Sa:
Tử sa trải qua mấy lần nung
Cách nghệ nhân trộn đất tử sa
10 câu hỏi về tử sa mà bất kể trà hữu nào cũng phải biết
Nhận biết đất tử sa rạn
Sự quan trọng của lỗ lọc trà trong ấm tử sa
Phân biệt ấm bán thủ công và thủ công hoàn toàn
Các loại chân đế ấm tử sa
Chế tác bán thủ và toàn thủ
Đất tử sa gồm những chất gì?
Hiện tượng phong dứu Tử Sa
Lật ngược ấm để thử độ khít của ấm tử sa
Phân biệt Ấm Tử Sa thật và giả
Nghệ nhân tử sa xưa và nay
5 Phương pháp đánh giá Ấm Tử Sa
Trào lưu làm giả Ấm Tử Sa đầu thế kỷ XX
Quy trình chế tạo Ấm Tử Sa Nghi Hưng
Làm sạch mùi Ấm Tử Sa
Cách chọn mua Ấm Tử Sa
Chăm sóc Ấm Tử Sa
Phân loại Ấm Tử Sa
Nếu bạn nhìn quen gốm sứ, cái mới ra lò nhìn còn chưa ráo nước dù nó khô rang cả chục năm nhưng nhìn vẫn thấy dấu hiệu mới, đó là cảm nhận, ấm cũng thế, dựa vào ánh sáng không phải do cao trà tạo ra thì hấu như nhìn cốt thấy già đanh là biết nó xưa, nói với người mới hơi khó. Như kiểu nhìn sau lưng ai đó thậm chí biết cô nương hay lão bà bà, mà có khi còn biết đẹp hay xấu luôn, đó gọi là kinh nghiệm. Ấm cũng vậy, nhìn phát cảm nhận ngay thai cốt ấm già đanh hay non mới ra lò vài năm.
Ấm xưa của nghệ nhân (thật ra lúc họ làm ra ấm này, họ chỉ là công nhân thôi, về già mới được phong đại sư và tất cả những gì họ từng làm thời trẻ giá tăng đột biến. Cho nên nếu gặp những dấu hiệu như chữ tronh lòng ấm thì cũng không thể khẳng định nghệ nhân hay không, còn từ nghệ nhân lên đại sư thì lại là chuyện khác. Nghệ nhân là danh xưng dân gian, còn đại sư là được công nhận như kiểu giáo sư vậy đó.
Tôi thường thấy các loại ấm mà người làm kỳ công, đẹp sau vài chục năm đến cuối đời họ lại được phong đại sư. Thường ấm của họ dù làm lúc trẻ vẫn có dấu ấn khó phai và có nhiều dấu hiệu cực kỳ khó giả. Nếu bạn từng chơi đồ thật. Cầm đồ giả nó non non. Cầm nhẹ tay hơn, cảm giác không đanh, không già. Kể cả làm cao trà dính đầy nhưng tẩy cao trà thì lại lộ ra dấu hiệu mới. Và đặc biệt có những chữ họ viết tay trên thân ấm, lòng ấm, đáy ấm để phân biệt tôi là người làm ra.
Ví dụ: hình ảnh tôi post, bạn có nhìn thấy chữ họ khắc ở đâu ngoài hiệu đề không. Thời gian sẽ lão hóa những thứ ấy, tuy nó mờ, nhưng mờ mới là thật.
Ấm này của nữ đại sư. Có anh em nào dịch và biết nữ đại sư này tên gì không ạ. Bà cũng có tên tuổi đấy. Bà chết lâu rồi.
Click Ngay